Monday, February 28

Dzăm Lời Về Hoa Lài


Mấy hôm nay cư dân trên mạng từ xóm nhà lá đến phố nhà lầu đều xôn xao về tin tức những cuộc cách mạng Hoa Lài đang diễn ra tại Libya, Trung Quốc và Việt Nam... Ui chao ơi! Trang mạng nào cũng có Hoa Lài! Đi đâu cũng thấy mùi Hoa Lài thơm phức thật là dễ chịu! Nào là uống trà Hoa Lài mát lòng đi anh, em đang khuyến mãi nè! Rồi, có người mua cả mấy chục chậu Hoa Lài trồng trước cửa để xua u uế đến nỗi anh công an khu vực phải giận dữ trèo tường vào nhà thăm hỏi chủ nhân! Có ông việt Kiều lại còn cả gan dám tuyên bố kêu gọi bà con hùn vốn về Việt Nam mở tiệm trà Hoa Lài bán cho cán bộ "đằng mình"! Nghe nói đâu, một bà chủ tiệm phở ở Việt Nam cũng cho Hoa Lài vào thùng nước lèo! Hết cở rồi! Cái gì cũng Hoa Lài! Lại có ông nhà thơ thẫn gì đó còn dám sửa hai câu thơ:

Tháp mười đẹp nhất Hoa Lài
Việt Nam xấu nhất tên hài Hồ Chí Minh!!!

Trời!!! Bộ "răng hố" thông tin nhà mình đâu rồi mà để bản quyền bị sửa đổi, bóp méo tùm lum dzị!!!

Họ bàn dữ lắm và đủ kiểu hết! Người thì hô hào: "Hoa Lài Cho Việt Nam bà con ơi!" Người khác thì nói: "Chưa đến thời cơ..." Có người lại chế diễu: "Bây giờ chưa đến, thì bao giờ đến?" Người nọ cực đoan hơn: "Nhục nhiều rồi! Đả đảo bạo quyền độc đảng!" Phe cách mạng phản kháng: "Có ngon thì cho tao biết tên..."

Rồi nghe đâu có truyền đơn kêu gọi biểu tình ở những thành phố lớn vào điạ điểm X, giờ G, nhưng không thấy ai đến... Làm mấy anh còn-đũng-còn-mùi chạy vắt giò lên cổ... Rõ khổ...! Ai làm cách mạng hổng biết mà chỉ thấy mấy anh chạy thục mạng!!! Nghe đồn là mấy nhà cách mạng dân chủ dạy cho mấy anh công an mình một bài học thể dục thẩm mỹ cho bụng nhỏ lại. Cái chiêu này coi bộ được đó nha và hình như thấy quen quen... À, chiêu "Dương Đông, uýnh Nam" của ông Khổng Minh Gia Cát Lượng...! Nhưng mấy anh càng-đi-càng mệt cũng không vừa, mấy ảnh chơi hổng lại, nên chơi dơ! Bắt ráo trọi mấy nhà đấu tranh dân chủ... Chiêu này là chiêu "Rung cây nhát khỉ", nhưng mà mấy ảnh dốt lắm! Đứa con nít cũng biết người ta chẵng dại gì đi mời mấy "ông" dân chủ đang bị theo dõi ngày lẫn đêm ra làm lãnh tụ phong trào! Đứng ra để cho mấy ông bắt à?!

Chưa hết, mấy anh còn-đú-còn-mê trồng cây si trước nhà mấy "ông" dân chủ nữa! Eo ơi! Tởm quá! Bê-Đê một lũ hết rồi...!!! Mấy cha nội nè, mần ơn qua bên Thái-Lan chuyễn "hệ" đi, rồi hãy về làm chuyện như dzị. Râu ria tùm lum, ỏng ẹo đi qua đi lại, nhìn muốn mữa!

Đã hết đâu, còn có ông nọ có cái nick là cyber vào trong mạng Muliply viết một cái "meo" ướt át tình cảm dài hơn 1 trang khuyên tôi hãy tận hưỡng cuộc sống hạnh phúc ở hãi ngoại đi, đừng nên làm "cách mạng" chỉ hoài công vô ích vì dân Việt Nam mình theo đạo Mackeno hết rồi! Mèn! Ông nội ơi, tui nghe lời bác từ khi mới sinh ra, làm sao mà dám theo cái lũ phản động "mua nước, thương dân" chứ! Cha nội này chơi trò chụp mũ tui nha, nhưng không sao. Nước đổ lá môn thôi huynh...

Mà, Hoa Lài cũng thơm thiêt. Trà Hoa Lài vừa bổ mát lại tinh khiết làm cho tinh thần sáng suốt. Uống một tách trà bằng mười cái thẻ đảng viên... Ai, mua Hoa Lài không...? Hoa Lài của em phảng phất hương thơm, xua đi xú uế mang về tự do....

Nông Đức Dân

Thursday, February 24

Chủ Nghĩa "Mặc Kệ Nó", Người Bạn Đồng Hành Của Chủ Nghĩa Cộng Sản

Khác với những người cộng sản, những người theo chủ nghĩa "Mặc Kệ Nó" hay còn gọi là "Mắc Ke Nô" không hề tham gia một đảng phái nào. Họ là những ai và lý tưởng của chủ nghĩa kỳ quặc này là gì? Câu hỏi này rất là lý thú bởi vì khi các bạn hiểu được điều này, nó sẽ làm cho các bạn tự nghiền ngẫm.

Tín đồ của chủ nghĩa "Măc Ke Nô" không ai xa lạ cả, có thể là bạn, tôi và cũng có thể là những bạn bè thân quen đang sống quanh mình! Vâng, tôi không hề nói chơi chút nào hết! Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về lý tưởng của cái chủ nghĩa này để coi nó như thế nào. "Măc Ke Nô" là một chủ thuyết mà trong đó quyền lợi cá nhân được đặt lên trên tất cả. Nó được bao quanh bởi thái độ vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, yếu hèn, cơ hội và biết lấy nhưng không biết cho.

Xin thưa với các bạn, không có ông Lê-Nin hay ông Mác nào định ra cái chủ nghĩa này đâu, mà ông "tổ" của nó không ai khác hơn có thể là chính bạn! Giáo đồ của chủ thuyết này  đông vô số, đặc biệt là trong giới trí thức và tầng lớp trung lưu bởi dù ít hay dù nhiều, hai giới này có những cái mà họ sợ bị mất, vì vậy, họ tôn thờ chủ nghĩa này hơn cả bất cứ ai hết!

Quay lại tựa đề của bài viết này, tại sao tôi lại cho rằng chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" lại là người đồng hành của chủ nghĩa cộng sản? Xin thưa cùng các bạn, với tình hình thế giới hiện nay, phong trào đấu tranh dân chủ đòi lại quyền lợi cho người dân đang lan rộng khắp các nơi bao gồm các nước trong khối Á Rập và Châu Á, cụ thể là Tunisia, Ai Cập, Li-bi và Trung Quốc, nhưng làn sóng này có thể lan tràn đến Việt Nam để làm một cuộc cách mạng thay đổi vận mệnh của dân tộc mình hay không, nó vẫn còn là một ẩn số vô cùng to lớn. Bạn đọc có thể hỏi tại sao tôi lại có cái nhìn bi quan như vậy? Xin thưa, tôi rất muốn có cái nhìn lạc quan để mong muốn đất nước mình có sự thay đổi và đi lên, nhưng, thật đáng tiếc, toàn thể thành viên của chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" cộng lại, có lẽ còn đông hơn cả 3 triệu đảng viên cộng sản, thì làm sao cuộc cách mạng này có thể thành công được? Vì lẽ đó, tôi cho rằng chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" là người bạn đồng hành lý tưởng nhất của những người cộng sản! Công bằng mà nói, những người "Măc Ke Nô" này cũng không ưa thích gì cái chủ nghĩa cộng sản hiện nay, nhưng cái thái độ thờ ơ, vô cảm của họ đã vô tình tạo lên một cái tiền đồn bảo vệ vững chắc cho người cộng sản!

Kính thưa quí vị "Mắc Ke Nô", đặc biệt là những vị hiện đang sinh sống ở Việt Nam, những gì quí vị đang có chưa chắc sẽ còn trong ngày mai bởi vì cái chủ thuyết mà quí vị đang đeo đuổi, nó mang tính cá nhân, không có chính kiến, không tàn bạo và không có hệ thống chặc chẻ như những người cộng sản. Vì vậy, vào một ngày đẹp trời không xa, những gì đã từng thuộc về quí vị, có thể sẽ rơi vào tay người cộng sản và lịch sử đã chứng minh điều này. Với những vị ở hải ngoại, sự im lặng và thờ ơ của quí vị là một điều đáng chê trách vì không có lý do gì mà quí vị không thể góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ cho quê hương.

Bạn có phải là người "Mắc Ke Nô" không? Hãy tự suy nghĩ và có câu trả lời cho chính mình...

Tôi xin sẵn sàng lắng nghe những ý kiến chê trách hoặc phản biện của quí vị và, trước tiên, xin cho tôi được nghiêng mình bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục đến những người tù lương tâm và những ngưòi "lính" vô danh đang ngày đêm mang hương thơm của Hoa Lài tỏa khắp đất nước Việt Nam.

Nông Đức Dân

Tuesday, February 22

(Vô) Hậu

 Tết nguyên đán vừa qua, ngoài những rộn ràng ba ngày Tết thì phó thường dân tôi cũng hứng khởi theo dõi các diễn biến ở Tunisia, Ai-cập, Yemen, Algeria, Libya, Iran, và Bahrain hơn ba tuần qua. Cuối cùng thì sức mạnh của người dân đã thắng thế vượt lên trên cái chai lì của chế độ độc tài trên 30 năm cầm quyền của Mubarak. Toàn dân Ai-cập đã thực hiện giấc mơ lật đổ được một chế độ độc tài. Họ hy vọng tràn đầy với ý thức công dân và thực thi quyền đó trong một số cơ chế xã hội dân sự hiện hữu mong đất nước mình tiến đến một thể chế tự do dân chủ thực sự. Phong trào dân quyền giải (nội) thực (dân) khởi phát tại Tunisia đã bùng nổ và đang lan dần đến các quốc gia láng giềng xa gần.

Hậu-thuộc-địa (post-colonialism)

Các quốc gia nói trên hầu hết cùng chia sẻ chung một đặc thù lịch sử: hậu-thuộc-địa. Phong trào giải thực thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 đã giúp cho người dân các nước này thoát khỏi xiềng xích nô lệ thực dân Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây-ban-nha, và Hoa-kỳ. Dẫu thế, địa chính trị (geopolitics) đã đưa đẩy đa số các quốc gia này hoặc về phe Cộng sản hoặc vào phía Tư bản. Chỉ một số ít quốc gia khéo léo, lèo lái giữ vững được vị thế của mình không để bị lôi cuốn vào vòng đối lập này.

Sau khi giành được độc lập từ thực dân, các quốc gia hậu-thuộc-địa đã cùng nhau hội họp với tiên đề xây dựng đất nước để hậu thuẫn lẫn nhau. Hội nghị Á-Phi năm 1955 (Bandung Conference in Indonesia) khởi xướng phong trào các quốc gia không liên kết (Non-Aligned Movement, NAM). Phong trào này thành hình năm 1961 nhằm giúp các nước mới có độc lập kháng cự lại ảnh hưởng của hai khối quyền lực chính trị Tư bản và Cộng sản. Tuy nhiên, ý thức hệ chính trị và điều kiện xã hội của các quốc gia nằm trong phong trào không liên kết quá đa dạng và khác biệt nên không tạo được đoàn kết. Phong trào này rốt cuộc không đạt được kết quả như vạch ra trong chính sách và đề cương.[1]

Việt Nam là một trong những quốc gia hậu-thuộc-địa và đã có một số phận không may mắn lãnh nhận “nghĩa vụ quốc tế” làm “tiền đồn chủ nghĩa cộng sản” và con bài domino “ngăn chặn làn sóng đỏ”.  Hậu quả là huynh đệ tương tàn, thằng sứt trán, đứa bể đầu. Rồi thì “giải phóng” thống nhất một nhà nhưng độc lập chủ quyền thì chẳng thấy và nào biết dân chủ, tự do. Cái chủ nghĩa (giáo) mác (lưỡi) lê đã chặt đứt đầu mầm móng dân chủ và đâm thủng lòng ước vọng tự do của toàn dân.

Mầm dân chủ trong thời hậu-thuộc-địa bị chặt móng ngay lập tức khi giới trí thức lên tiếng đòi tự do ngôn luận, độc lập báo chí qua phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Họ bị ngược đãi, phỉ báng, trù dập, cô lập cho đến chết. Phan Khôi khi mất chỉ có một người người cô và người cháu đưa tang, mộ bị mất không kiếm được. Triết gia Trần đức Thảo thì chết một mình trong căn nhà xập xệ và hài cốt để ở dưới gầm cầu thang. Nguyễn Hữu Đang lúc gần chết thì sợ không có chỗ chôn. Nhà thơ Hữu Loan phải về quê Thanh Hóa thồ đá để không phải chung đụng với phường bất nhân. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường thì đành làm “kẻ bị mất phép thông công”[2]. Một thế hệ tinh hoa dân tộc bị vùi vào tro bùn quên lãng.

Lòng ước vọng tự do của toàn dân thì bị (đâm) thủng ruột trong cái đói và bần hàn. Đói với tem phiếu trong xã hội chủ nghĩ–với “xếp hàng cả ngày” rồi “xuống hố cả nước”. Cùng cực vì đã làm “tiền đồn XHCN” nên khi Cu-ba ngủ thì Việt Nam thức (trắng mắt). Đói với hợp tác xã “gõ kẻng” đi làm trên những hoang tưởng không tự vẽ vời của “cánh đồng năm tấn” để bị thu thóc như “Cái đêm hôm ấy… đêm gì!”.[3] Đói, đói, và đói.  Đói như thế thì làm gì có ước vọng tự do mà chỉ mơ cơm trắng[4].

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một nhà nước “chuyên chính vô sản” búa liềm đã siết chặt gọng cùm trên cổ người dân từ khi thành lập nằm 1946 cho đến khi cả nước sắp bị chết đói cuối thập niên 80 thì “đổi mới”. Chuyển tiếp đến là cuộc tiếm quyền của tập đoàn tội phạm Bộ chính trị Đảng CSVN—một thể chế độc tài, độc tôn, tự bầu bán, tự tung, tự tác, thao túng, tham nhũng và áp đặt quyền lực của bè đảng trong mọi lãnh vực. Người dân không có một tiếng nói, không có mảy may quyền công dân nào cả. Mọi người dân trở thành tù nhân dự bị, sẳn sàng bị bỏ tù bất cứ khi nào thực hiện quyền công dân của họ.

Tập đoàn quyền lực này thay ngôi đổi vị với thực dân ngoại xâm để trở thành nội-thực-dân. Chúng vẫn tham tàn không kém mà còn áp bức dã man hơn vì chúng đã học chuyên được phương sách, thủ đoạn cả Đông lẫn Tây để áp dụng cai trị dân. Chúng dùng cùm, dùng còng, dùng hơi cay, dùng chó nghiệp vụ, dùng báo chí (chó nghiệp vụ thời thượng), dùng loa phát thanh, truyền hình, dùng cả bao cao su (thời trước thì trùm bao bố cho mò tôm), dùng thủ anh và thủ nhang (bình vôi – bái vật – bà đồng) hội văn vẻ tuyên (huấn) sớ tế sống. Chúng điều kiện hoá và nô lệ hóa nhân dân với cái “sợ” qua thủ tục hành (là) chính “đầu tiên” (tiền đâu?). Vì hằng hà sa số “chuyện thường ngày ở huyện”[5] như thế nên xã hội đã biến thái trở thành vô cảm khi ngày một ngày hai phải ra vào sống với “lũ” (người ngợm) và “sống trong sợ hãi”.  Một xã hội không biết mình tụt hậu trong khi các quốc gia khác đã chọn đường đoạn tuyệt với chế độ cộng sản.

Hậu-cộng sản (post-communism)

Đã hơn 30 năm từ khi cuộc cách mạng nhung của phong trào đoàn kết công đoàn Ba-lan đứng lên phất ngọn cờ tiên phong giải phóng đất nước. Chế độ cộng sản tại Đông Âu và cả thành trì Liên Bang Sô Viết sau đó cũng đã nối nhau sụp đổ, tan rã. Các quốc gia này bước vào thời kỳ hậu-cộng-sản xây dựng đất nước theo mô hình dân chủ tự do. Con đường này tuy không phải thẳng băng, và có gập ghềnh nhưng vẫn định hướng về một chân trời mới.

Không ít các nước hậu-thuộc-địa Á-Phi thử nghiệm với chủ nghĩa xã hội nhưng họ không ngu dại ôm lấy cái chuyên chính vô sản kiểu Mao, Lenin, Stalin, Pol Pot, Kim, và Hồ. Rồi dần dần họ cũng vất bỏ nó không thương tiếc. Chỉ còn sót lại vài tên cai thầu nô lệ mới trung thành với chủ (thuyết) để nô dịch hoá đồng bào chúng.

Như có đề cập ở trên, hội nghị Á-Phi Bandung đã đơm hoa cho Phong trào không liên kết của các nước hậu-thuộc-địa vào năm 1955. Nhưng mãi đến hơn năm mươi năm sau, khi thiên niên kỷ mới lật những trang đầu thì thế giới mới chứng kiến một phong trào giải nội-thực-dân của nhân dân Phi châu vùng dậy chống áp bức lật đổ những nhà độc tài và thể chế toàn trị.

Cũng thế mới đây, phong trào cách mạng hoa lài từ Tunisia sang Egypt lan đến Lybia và Bahrain là phong trào liên kết của những người cùng khổ. Họ liên kết với nhau trong một không gian mạng, không biên giới, không đảng phái, không ý thức hệ, và không phân biệt giai cấp.

Mục tiêu của các cuộc cách mạng nhân dân này là đòi hỏi quyền công dân, được sống trong một xã hội tự do dân chủ. Họ đã vượt qua rào cản tâm lý sợ hãi mà các chính quyền nô dịch này áp đặt trong đầu họ trên mấy chục năm. Ông Hosam Khalaf, một kỹ sư 50 tuổi nói dân Ai-cập đã nhận được thông điệp từ Tunisia là “Đừng tự thiêu mà hãy thiêu đốt nỗi lo sợ trong lòng bạn. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Đây là một xã hội từng sống trong sợ hãi, và nỗi sợ hãi đã bị thiêu đốt ra tro tàn.[6]
Một thiếu nữ khác nói “Đây là cuộc cách mạng cho ông của tôi. Họ đã nhẫn nhục bao nhiêu năm dưới chế độ độc tài này.” Anh Ghonim phát biểu “… Chúng tôi không là người phản quốc, chúng tôi yêu đất nước Ai-cập này. …Đây không phải là lúc chia chác nữa.  Tôi nghĩ là các nhà chính khách hiểu tôi nói điều gì…”. Anh còn nói thêm, “Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã viết một mẩu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi vì chúng tôi không hiểu chính trị, bởi vì chúng tôi không hiểu những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó”.[7]

Ngọn lửa cách mạng nhân dân (kiểu 2.0) đang lan truyền đến các quốc gia láng giềng xa gần từ Phi đến Á. Những “con dân” Tunisia và Ai-cập đang giành lấy lại quyền công dân của họ để được sống trong xã hội dân chủ, tự do.

Từ cuộc cách mạng đó, họ đã dạy cho tất cả chúng ta 4 bài học sau: (1) Ý chí của nhân dân. Trước hết và trên cùng đó là: nhà nước và chính phủ hiện hữu từ nhân dân mà ra chứ không phải ngược lại (như ngụy biện loại đảng trên cả tổ quốc và đảng là tổ quốc); (2) Chìa khóa để chiến thắng luôn luôn nằm trong tay của người dân – không phải lệ thuộc vào một ngoại bang (Hoa-kỳ hay bất cứ thế lực nào); (3) Tự do không phải dễ định nghĩa (và thường hay bị bóp méo như “tự do đi theo lề phải”) nhưng bạn biết ngay khi bạn có tự do hay không; (4) Tiếng nói vang dội nhất là tiếng của luân lý. Mọi phương tiện không thể biện minh cho cứu cánh – thực ra phương tiện giúp xác định cái cứu cánh và kết cuộc. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người Ai Cập, thay vì tuân thủ kỷ luật biểu tình phản kháng trong ôn hòa, lại dùng bạo lực khủng bố chống trả các quân lính và kẻ ủng hộ nhà độc tài để đạt được một kết thúc chính trị?[8]

Việt Nam trong thời “kinh tế thị trường” “định hướng xã hội chủ nghĩa” có khác gì chăng?
Mầm mống dân chủ vừa mới nhú lên và lòng khát vọng tự do mong được giọt hồi sinh thì đã bị yểu mệnh khai tử với đôi còng số 8 trong cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88, Bộ luật Hình sự) và “âm mưu lật đổ chế độ” (điều 79, BLHS). Một số trí thức tranh đấu cho dân chủ tự do lần lượt bị bắt giữ giam cầm trong tù đày không biết ngày về (hết hạn tù này bị treo hạn khác).

Trong nhà tù lớn, những đói khát về vật chất qua bao năm “tem phiếu” thời bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ nay bùng nổ chuyển sang thèm muốn những chú dế, con xế (siêu dế, xế hộp, siêu xế, xế khủng) để lắc để quậy. Song song đó là một nền giáo dục xơ cứng trong giáo điều “hồng” chuyên chính vô sản, vô gia đình để phục vụ đảng. Những lý tưởng phục vụ nhân sinh, dân sinh đã gần như bị tuyệt giống, lạc giọng trong xã hội vật chất xô bồ của thời kỳ “đồ đểu”. Cũng cùng lúc, bè nhóm tập đoàn cầm quyền đảng CSVN như con ma đói không ngừng lam nham, lũng lạm ngân quỹ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt môi trường, vơ vét cho riêng chúng.

Có hy vọng gì cho tương lai đất nước Việt Nam?
Phó thường dân tôi có quen một người anh xứ Quảng luôn khắc khoải về tương lai vận mệnh của đất nước. Anh rất bi quan về đất nước hiện nay nhưng ngược lại rất lạc quan tin tưởng vào thế hệ trẻ. Anh có một niềm tin tuyệt đối vào thế hệ trẻ vì anh cho rằng không ai khác hơn là thế hệ này nắm chìa khoá tương lai vận mệnh đất nước, được thịnh hay suy.

Dân tộc Việt Nam khó thoát ra được khổ nạn chế độ độc tài nếu thế hệ trẻ không dấn thân. Những người đã từng tạo ra lịch sử trước đây thì đa số cũng đã ra thiên cổ hoặc đang đứng bên vỉa hè lịch sử. Thế hệ kế tiếp (Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, AnhbaSG Phan Thanh Hải, LS Lê Trần Luật, LS Lê Thị Công Nhân, TS Cù Huy Hà Vũ, KS Đỗ Nam Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội, Vũ Văn Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Trí Tuệ, Vũ Quang Thuận, người buôn gió Bùi Thanh Hiếu, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, … kể sao cho hết) đã/đang lót đường, làm bản lề, và đòn bẫy cho thế hệ tiếp nữa nhảy vượt qua rào cản trì trệ, trơ lì, phản động của độc tài cộng sản.

Giới trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ sánh vai ngang hàng với thế hệ trẻ Tunisia và Ai-cập đầy năng động, đoàn kết và phát kiến những chương trình và phương thức hành động bất bạo động tuyệt vời kêu gọi được quần chúng tham gia “vượt qua nỗi sợ” lật đổ chế độ độc tài áp bức.

Vì mẹ Việt Nam đã quá chán ngán, cạn lời tán thán cộng sản là “cái quân vô hậu!”. Mẹ Việt Nam đang mong chờ tuổi trẻ khởi động toàn dân cùng đứng dậy đem cái hậu của tự do, dân chủ, phú cường về cho đất nước Việt Nam hậu-thuộc-địa, hậu-cộng sản.

© 2011 Vietsoul:21




CHÚ THÍCH:
[1] Non-aligned Movement, wikipedia
[2] Kẻ bị mất phép thông công, Nguyễn Mạnh Tường
[3] Cơm trắng, Phạm Lưu Vũ
[4]Cái đêm hôm ấy… đêm gì?”, Phùng Gia Lộc
[6] Speaker’s corner on the Nile, Thomas L. Friedman. Bản tiếng Việt “Dòng sông Nile
[8] Tóm tắt bài “Ai-cập: thời điểm học hỏi” (Egypt: A teaching moment? Amjad Atallah)

Monday, February 21

Hãy Tạo Nên Cuộc Cách Mạng "Hoa Lài" Cho Việt Nam


Người sinh viên biểu tình người Hoa, thản nhiên trước bạo quyền..

Dưới sức mạnh của truyền thông internet, làn sóng tranh đấu cho tự do dân chủ đã lan rộng đến Trung Quốc. Mặc dù đã huy động một lực lượng an ninh khổng lồ nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc biểu tình, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã thất bại. Những cuộc biểu tình của giới thanh niên và sinh viên người Hoa vẫn xãy ra ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải v.v.. Đây chỉ là một sự khởi động của giai đoạn đầu cho cuộc cách mạng dân chủ và chắc chắc sẽ còn nhiều cuộc biểu tình rầm rộ sẽ diễn ra trong những ngày tới đây.

Những cuộc biểu tình này của giới sinh viên và trí thức Trung Quốc là biểu hiện cho sự khởi sắc của cuộc cách mạng "Hoa Lài" tại châu Á. Điều này đã chứng minh rằng những chế độ độc tài đã đến lúc cáo chung. Vận mệnh cho tương lai của mỗi dân tộc đã được xác định rõ, đó là phải do chính người dân tự quyết định và không có bất cứ một chế độ, đảng phái nào có thể thay được tiếng nói của người dân.

Các bạn, chúng ta là những người Việt Nam yêu nước và bất kể bất cứ thành phần gì trong xã hội, hãy liên kết lại để tạo nên một cuộc cách mạng dân chủ. Đây là thời cơ duy nhất mà chúng ta phải cần phải nắm bắt để tự mình thoát ra khỏi cái ách kềm kẹp của bọn thống trị độc tài. 

Một ngày trôi qua, là thêm một ngày đày đọa cho dân tộc, là một ngày chúng ta mất đi cái cơ hội đó. Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa mà không tự làm một cuộc cách mạng để thay đổi vận mệnh và tương lai của chính mình? Hãy khởi động lên một phong trào đòi lại quyền làm chủ đất nước, lấy lại những gì đáng lẽ phải thuộc về chúng ta, hãy cho họ biết sức mạnh của lòng dân và đặc biệt là tinh thần yêu nước quật cường của giới trẻ Việt Nam.

Hãy liên minh và ủng hộ những phong trào dân chủ đang diễn ra tại Trung Đông và đặc biệt là ở Trung Quốc. Sự thành công của họ cũng là động cơ chính để thúc đẩy sự thành công của cuộc cách mạng ở Việt Nam. Hãy cùng nhau cổ vũ, trao đổi và học hỏi nơi họ. Bằng mọi cách và mọi giá chúng ta phải tạo nên được một cuộc cách mạng dân chủ cho chính đất nước mình. Thời cơ đã đến, tiếng chuông gọi hồn cho những chế độ độc tài đang vang lên, bọn chúng đã run sợ và hãy cùng nhau tống tiễn một chế độ thối nát ra khỏi đất nước Việt Nam.

Để có được sự thành công, chúng ta cần phải có sự can đảm, khôn ngoan và sự phối hợp đồng bộ với những phong trào dân chủ ở Trung Đông và Trung Quốc. Hãy cùng nhau kêu gọi và đánh thức lòng yêu nước của giới trẻ Việt Nam. Dùng bất cứ những phương tiện gì chúng ta có thể, để tuyên truyền và vận động đến mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới lao động nghèo, cho họ thấy được những gì đang xãy ra và tại sao chúng ta cần một cuộc cách mạng dân tộc. Cùng nhau kêu gọi mọi tầng lớp trí thức trăn trỡ với tình hình đất nước để cùng tham gia cuộc cách mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam bởi vì họ chính là tương lai của đất nước.

Thời cơ đã đến, vận mệnh của đất nước phải cần thay đổi, chúng ta chờ gì nữa mà không tạo nên một cơn lốc "Hoa Lài" cho chính chúng ta? Hỡi mọi người dân Việt Nam, hãy khởi động lên một phong trào đấu tranh dân chủ để đòi lại những gì thuộc về chúng ta! Hãy cho chế độ độc tài biết sức mạnh của lòng dân ! Hãy cùng nhau phát tán và dán những khẩu hiệu dưới đây ở khắp mọi miền, mọi nơi .

"Chúng tôi không sợ bạo quyền và chúng tôi chống bất công"

"Tham nhũng và lạm phát hủy hoại đời sống người dân"

"Tiêu diệt bọn quan tham cướp đất dân nghèo"

"Tự do ngôn luận cho Việt Nam"

Đừng ngồi chờ và than vãn! Hãy lạc quan, lao vào cuộc cách mạng và hành động vì chỉ có hành động mới mang lại thành công.

Nông Đức Dân

Saturday, February 19

Ngọn Lửa Phạm Thành Sơn - Một Chế Độ Vô Cảm

Cảnh sát cứu hộ đâu, hay Vô Cảm đứng nhìn?

Con người từ khi sanh ra, nhờ công nuôi dưỡng của đấng sinh thành mà lớn lên rồi trưởng thành, đều ý thức được sinh mạng là vốn khả quí và cần phải trân trọng gìn giử nó. Vì vậy, bảo tồn sinh mạng là bản năng của con người vì ngoài việc tiếp tục sự tồn tại, chúng ta còn phải sống để báo hiếu, xây dựng và chăm sóc cho gia đình, cống hiến cho xã hội và v.v.. Việc tự kết liễu sinh mạng của mình là điều vô cùng đau đớn bởi nó xuất phát từ những phẩn uất, bế tắc, chán nãn và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Việc cái chết tự thiêu của anh kỹ sư Phạm Thành Sơn trước tòa nhà trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thể hiện sự phẩn uất vô cùng tột độ và sự tuyệt vọng đau đớn trước những bất công trong xã hội. Điều này đã dẫn đến cái quyết định dùng cái chết của chính mình để phản đối những đường lối, chủ trương sai trái của nhà cầm quyền cũng như cảnh tỉnh người dân về những bất công đang diễn ra hằng ngày trong xã hội Việt Nam. Theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền và anh đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại, nhưng hoàn toàn không nhận được kết quả thỏa đáng.

Thay vì điều tra ngọn ngành để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, nhà cầm quyền địa phương đã vội đưa ra kết luận nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần! Điều này có nghĩa là anh Phạm Thành Sơn đã không có đủ lý trí để kiểm soát những hành động của mình. Vậy, xin đưa ra một số nghi điểm dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo:

1. Nếu cho rằng anh Phạm Thành Sơn mắc bệnh tâm thần, tại sao anh ta còn đủ sáng suốt để lái xe ra ngoài?

2. Tại sao anh ta không chọn bất cứ địa điểm nào, mà lại chọn điểm dừng trước trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là nơi mà có lẽ anh đã gửi đơn khiếu nại về việc tranh chấp đền bù đất đai?

3. Căn cứ theo xác định của CA Đà Nẵng thì nguyên nhân khiến chiếc xe bốc cháy là do nổ bình xăng! Đây là điều hoàn toàn khó có thể xãy ra vì nếu nổ bình xăng, thì nạn nhân sẽ bị sức nổ đẩy văng đi nơi khác, vì vậy, khả năng chết về bị bỏng hoàn toàn không thuyết phục, ngoại trừ nạn nhân đã có chủ định tẩm đầy xăng vào người trước.

4. Theo lời đại tá Nguyễn Viết Lợi, chánh Văn phòng CA Đà Nẵng thì sự việc diễn ra vào thời điểm đường vắng người, chỉ nghe một tiếng rầm và nhìn thấy đám cháy, nhưng những đơn vị cứu hỏa vẫn không dập tắt được đám cháy. Căn cứ theo hình ảnh thu nhận được, thì từ khi đám cháy bắt đầu, không hề có hình ảnh bất cứ đơn vị cứu hỏa nào làm công việc cứu hộ.

Việc một công dân tự thiêu trước công sở của một cơ quan nhà nước đã nói lên sự phẩn uất tột độ của người dân và qua những hành động bóp méo, che đậy của nhà cầm quyền đã cho thấy đây là một chế độ vô cùng vô cảm. Có lẽ đây là tiếng chuông réo hồn đã gỏ để đánh dấu cho sự suy sụp một chế độ độc tài mà sau đó là hàng trăm ngàn những cơn sóng nhỏ khát khao cho tự do tạo nên một cơn sóng thần vĩ đại quét tan đi cái thể chế bạo quyền độc đảng cộng sản.

Bóng đen ma quái sẽ tan đi, một ngày mai tươi sáng sẽ đến. Những hoài bảo, những hy vọng, những trăn trỡ của tuổi trẻ Việt Nam cho một đất nước tự do đang từ từ chuyễn mình. Những gì thuộc về tuổi trẻ, phải trả về cho họ.

Ngọn lửa căm hờn tự thiêu cho công lý của Phạm Thành Sơn sẽ không bao giờ tắt. Thời điểm đã bắt đầu, oán hờn đã dâng lên cao, tự do đang khởi sắc, hãy cùng nhau vai sát vai nhìn thẳng vào mắt bọn độc tài yếu hèn và hét to lên: "Tự do cho Việt Nam!!!".

Nông Đức Dân

(Phản) Phản Biện và Sự Thật

“Một nhóm nhỏ các bình luận gia biết téo nẹo về mọi chuyện diễn giải cho chúng ta về thế giới với những nhận định đầy rẫy sai lầm (A small circle of pundits who know so little about so much explaining the world to us and get it so wrong!)”
- Amy Goodman, Democracy Now

(Blogger Thằng Nông Dân: Một bài viết hay phản ánh tính ưu việt và trung thực trong phản biện của các bạn trong nhóm Hồn Việt 21. Xin đăng tải lại trong trang blog này hầu chia sẻ với bạn đọc).

Hổm rày đọc báo mạng thấy nhiều “phản biện” và “phản-phản biện” đến một vài bài viết. Sôi nổi hơn hết là những (phản) phản biện với hai bài viết tựa đề “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” và “Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc[1]. Chúng tôi đã góp ý chung cho hai bài viết này tại trang đăng bài. Thế nhưng vì muốn được “nhân dân” [2] ủng hộ nên xin góp thêm một vài ý nữa.

Những điều mà chúng tôi đóng góp thêm sau đây thuộc về bản chất và tác dụng của sự lạm dụng phản biện cũng như mối liên hệ đến nỗi hoang tưởng sở hữu sự thật. Ngoài ra bài này biểu lộ sự hoài nghi của chúng tôi về tính toàn bích của “phản biện” (tìm cái tối ưu và thuyết phục, minh bạch, và duy lý) được đưa ra trong bài viết “Phản biện[3] gần đây. Chúng tôi muốn giải mã những lý luận, không nhắm vào “người đưa tin” (shooting the messenger). Mong rằng cũng nhận được sự phản biện về bài viết này nằm trong tinh thần lắng nghe và xây dựng.

Theo chúng tôi thì phản biện mà không tham gia chính trị là lối diễn luận “hơi bị quen” của nhiều thành phần thuộc vào các khối bất vụ lợi, xã hội dân sự, và trí thức trong và ngoài nước. Đây là một hiện tượng chung của hằng hà sa số trong đó đầy đủ các biện luận bào chữa và gián tiếp giúp thể chế đang vận hành tiếp tục củng cố và đứng vững.

Thành phần tự cho mình đứng trong vị trí này thường có đánh giá thiên lệch trong tự mãn và dễ dẫn đến sai lầm, nhất là những lúc khư khư quả quyết rằng “chính trị” chuyên mang nghĩa tiêu cực và thủ đoạn. Đó là sự nhập nhằng đánh đồng giữa tư cách chính trị, vị thế chính trị, quan điểm chính trị, và hành xử chính trị trong khi tương tác với chấp chính (các đảng phái chính trị tranh giành quyền chấp chính).

Những ai tự xưng mình chỉ “phản biện mà không tham gia chính trị” thường là lẩn quẩn lòng vòng với ngụy biện mặc dù có lẽ biết bất cứ bước nào mình chọn đi, hay chỗ nào mình chọn tới, cũng hàm chứa ý nghĩa chính trị. Dù kiểu chính trị tối thiểu chỉ dừng lại nơi chốn có lợi và vô hại cho cá nhân mình mà thôi.

Quan điểm “không tham gia chính trị” thật ra là một thói quen “khoanh vùng” (mặc áo giáp, đặt hàng rào chống B40) của những người dân sống ở các chế độ độc tài áp bức, hay ứng xử cố hữu của các sắc dân thiểu số trong những xã hội mang danh “dân chủ tự do kiểu Tây” (Western Liberal Democracy). Đó âu cũng là một vị trí bảo thủ nhằm mua được sự an toàn tránh bị “điểm mặt”. Thế nhưng việc họ có thể trốn/tránh được bạo quyền đàn áp hay không thì là một chuyện khác. Hay là rốt cuộc họ cũng bị đì ì xèo bởi các “đầy tớ” quan thầy.

Hơn 30 năm sống hải ngoại chúng tôi chưa thấy có công dân xứ sở tự do (Hoa-kỳ đây chẳng hạn) nào phải mào đầu tự “khoanh vùng” khi ứng xử hay đối thoại về chính sách và chính quyền. Đôi lúc họ tránh né tranh luận chính trị vì bất đồng chính kiến chứ không cần phải bảo kê cho mình bằng cách tuyên xưng vị thế “phi chính trị”. Riêng người Việt hải ngoại thì cũng không ít kẻ nhóm vẫn còn la chai bải “không tham gia chính trị” vì ám ảnh nặng nề của tâm thức nô lệ hậu-thực-dân.

Chúng tôi tin rằng đa số những người Ai-cập xuống đường trong hơn ba tuần không phải là những người có ý nghĩ “tham gia chính trị” hoặc đi làm “cách mạng”. Họ chỉ ứng xử một cách tự nhiên như “con giun xéo mãi cũng quằn” với tư cách công dân để đòi hỏi quyền làm người của họ mà thôi. Sau khi vượt qua nỗi sợ họ từ chối “khoanh vùng” cho mình là thuộc giai cấp công nhân, nông dân, hay trí thức gì gì ráo. Họ xuống đường với tư cách là công dân và những hành động của họ tự mang một quan điểm chính trị.

Không phải phong trào đấu tranh trên thế giới nào cũng có sự hiện diện của thành phần trí thức chuyên năng nổ trong công tác phản biện. Đa phần họ chỉ là những người thích tập trung tư duy để quan sát, so sánh, và phân tích (dù có ngụy biện hay không) sau khi các cuộc đấu tranh xuống đường đang xảy ra (dù thắng hay bại) hay đã chuyển sang chợ chiều để đi vào hoàng hôn tắt ngấm.  Nếu có tham gia vào công việc đấu tranh thì họ chỉ thực hiện vào giai đoạn cuối khi mọi chuyện sắp đến hồi kết cuộc—máu đã đổ và mồ hôi nước mắt đã cạn. Vì không có quyền lực nào tự bằng lòng cho sang nhượng mà chỉ phải tranh lấy mà thôi.

Cổ xúy, tham gia, và thực hiện phong trào đấu tranh dân chủ trong cảnh tỉnh bất bạo động là một việc nan giải đòi hỏi đám đông thắng được sự sợ hãi. Và cuộc nổi dậy phát khởi nào mà không bị dập tắt thì không thể thiếu làn sóng kích thích phát xuất từ một nhân tố hay sự kiện chấn động lòng người. Tuy nhiên, đấu tranh xuống đường không phải là không thể xảy ra, nhất là khi có “nhân hoà” trong tinh thần tự phát đồng điệu, hoà hợp với “thiên thời” và “địa lợi”.

Khi đấu tranh nổi dậy xuất hiện thì nó đến bất ngờ như vũ bão.  Không một nhà bình luận, phân tích chính trị nào đoán trước nỗi. Tiếc thay đa số họ (nhất là các nhà quan sát Tây Phương) lại châm bẩm vào tính chất máy móc của cuộc cách mạng để chất vấn “Tại sao nó lại xảy ra bây giờ?” và “Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?” nên thường lạc điệu, lỗi nhịp với thời điểm và ý nghĩa lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng nổi dậy đó.[4]
Tranh đấu cho công bằng xã hội của hết thảy chứ không chỉ riêng mình là việc nhiêu khê—lợi ít hại nhiều cho bản thân. Ông bà ta chẳng từng có câu “ăn cơm nhà vác ngà voi” đấy sao! Công việc tích cực góp sỏi, lót đường, xông xáo không ngại gian nan trong khi đòi hỏi tự do nhân phẩm và quyền làm người thì lúc khởi đầu khó có sự hiện diện của những ai thụ động và câu nệ xốc vác. Nói trong hùng biện thì dễ nhưng tay lấm chân bùn thì khó.

Tác giả Việt Hoàng cũng đã khẳng định như thế trong một bài viết về sự thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ của các đại gia, trọc phú, và doanh nhân Việt Nam. Tác giả đã nói tiếp,
Tôi cho rằng không phải dân trí người Việt Nam kém mà ý thức của tầng lớp trí thức Việt Nam kém. Nếu không kém thì trí thức Việt Nam đã làm được việc “khai dân trí, chấn dân khí” cho mọi người Việt Nam. Trước tình hình đất nước như hiện nay thì trí thức phải xem việc dấn thân chính trị như là mệnh lệnh của lòng yêu nước và trí thức phải nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt người dân và lãnh đạo đất nước.”[5]

Hiện tượng thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ này liên hệ đến một điều quan trọng hơn nữa: “Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.” Không ai có thể quả quyết là mình nắm chắc hay biết được “sự thật”. Mọi quan điểm của cá nhân hay đoàn thể  đều xây dựng diễn giải từ quá trình học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm sống riêng nhưng tất đều ảnh hưởng xã hội. Bất cứ quan điểm nào mà cá nhân hay đoàn thể đưa ra cũng không thoát khỏi giới hạn trong tầm nhìn được kết lũy từ quá trình diễn giải tương đối đó. Rất nhiều bình luận (loạn) gia (pundits) đều cho mình sở hữu “sự thật” nhưng thật sự mọi người/đám đông thầm lặng chỉ mong muốn họ có và tỏ lộ được chút lòng chân thật. Những chuyện “lộng giả thành chân” vẫn nhan nhãn ấy thôi.

Phản biện hạn chế vì liên hệ đến địa lý tính, nhãn quan xã hội và nhiễm hệ tư tưởng ăn sâu trong văn hóa.  Sản sinh của phản biện thì tùy theo lăng kính phụ thuộc cường độ chủ quan của lịch sử chính thống—loại lịch sử thường xóa sổ và cướp mất tiếng nói của những ai bị cho ra rìa, không có, hoặc mất vị trí trong xã hội. Đây là loại lịch sử đã gạn lọc và chỉ ghi chép các dữ kiện thuận lợi cho thành phần đương kim sau khi cướp quyền lực từ đấu tranh quần chúng.

Trong bối cảnh như thế thì đa phần các vị học giả trí thức chọn làm người “ngoài cuộc” mà vẫn “ăn theo”. Ăn theo đây không hẳn là trực tiếp hưởng được bổng lộc của cơ chế chính thống mà là lợi gián tiếp vì “bình chân như vại” ở đặc quyền (privileges) thuộc về chuyên gia. Chuyên gia thì bao giờ cũng được sử dụng và ưu đãi bởi người cầm quyền (phe tả, phe hữu) vì ta nằm trong phe nghiêng ngã.

Hơn thế nữa, chuyên gia xử dụng kiến thức và đặc quyền để dẫn đặt cái ảo tưởng huyễn hoặc là mình có “sự thật” định hướng suy nghĩ của đám đông quần chúng, và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng nói hộ giùm cho (phó) thường dân. Dĩ nhiên, chuyện mặt bên kia của đồng tiền cũng rất quan trọng:  ai được chọn cho phát biểu phản biện. Sự lựa chọn thiên vị đó không nằm ngoài sức mạnh của đồng tiền và quyền lực của một hệ thống nhập nhằng giữa nhà nước, cơ quan truyền thông, các cơ quan cung cấp ngân quỹ (còn gọi là “Sáng viện” hay “sáng hội” tức foundation), và giới chủ nhân ông.[6] 

Ông Thomas L. Friedman/một nhà bình luận cho tờ báo NY Times—người từng bị lên án nhiều lần khi ủng hộ chiến tranh Iraq và thiên vị Israel trong khi có nhiều lời lẽ miệt thị các dân tộc Ả rập cũng như từng bị chỉ trích bởi những người hàn lâm cánh tả và phe chống tự do thương mại toàn cầu hóa tại Hoa Kỳ—thì vừa rồi cũng đã khéo gác phản xạ lý trí chuyên gia của mình sang một bên để tường thuật lại cuộc cách mạng nhân dân Ai-cập như sau:
Khi dạo lòng vòng [tại quãng trường] ai cũng nghe thấy toàn là những hy vọng bị đè nén, những khát vọng và thất vọng suốt 50 năm qua của người dân Ai Cập. Tôi biết các nhà chuyên gia “thực tế” đang cho rằng tất cả không chóng thì chầy sẽ bị dẹp bỏ. Có thể chúng sẽ bị dẹp tan. Nhưng trong những khoảnh khắc tỏa sáng ngắn ngủi này thì xin hãy quên đi các vị chuyên gia và chỉ cần lắng nghe thôi. Bạn chưa từng nghe được như thế này trước đây đâu. Đó là âm thanh của người dân từng đã quá lâu bị cướp đi và rốt cuộc đã tìm lại được, đằng hắng thử âm giọng và hân hoan cất lên tiếng nói mình.”[7]

Đó là chưa nói đến hai lăng kính khác. Theo thuyết nữ quyền (feminism) (gọi chính xác hơn là nam nữ bình quyền) thì phản biện nặng tính chất “đực rựa” do đó không tạo được hợp quần đoàn kết. Cứ tham gia chơi trò đá gà, đá cá (lăn dưa), hay đấm (đá) bốc Muay Thái thì biết. Ngoài ra, phản biện xuất phát từ “kỹ nghệ triết lý” từ thời Socrates rất xa xưa của nền văn minhTây phương nên luôn luôn trọng lý thiếu tình, và đã gạt bỏ hẳn cảm tính cho vị tha bao dung.

Giới hàn lâm phương Tây từng bị nghẹn họng vì lậm duy lý và loay hoay chưa cách nào thoát nỗi cái cạm bẫy đầy trắc trở của diễn luận “sự chọn lựa hợp lý” (rational choice discourse), nhất là sau khi Descartes đã kiên định sự hiện hữu của ông ta là nhờ “biết dùng cái đầu” (từ ngữ trong bài viết “Không thể bẻ cong…”; còn nguyên văn của Descartes là “I think therefore I am”). Nói như thế không có nghĩa là Chúng tôi phủ nhận cái lý luận/phản biện nhưng cần vạch ra tình/lý của mọi sự việc.

Diễn luận không giúp ích gì được cho cuộc đấu tranh giải phóng giúp bản thân ta và người khác khỏi nạn “nội thực dân[8] trong các xã hội ngổn ngang những bất công và đau khổ.  Sự chọn lựa (mê sảng) duy lý này làm thui chột tâm hồn và nhân cách khi ta buộc chạm trán với tương quan giữa người và người (I- and-thou).[9] Một sự chọn lựa duy lý trong vô thức nhưng tạo tràn đầy phản xạ thèm thuồng ghen tị của đám đông làm ta quên tình tha nhân và gạt bỏ lòng bồ tát, do đó dẫn đến việc coi thường chuyện con người cần vượt qua bản ngã và cái tôi.

Thứ ba, phản biện không tạo được đối thoại. Cứu cánh cho phản biện là phải tiếp tục sản xuất kiến thức theo đơn đặt hàng (ví dụ mong số lượng người nghe và đọc tăng cao) và trọng vị cá nhân hóa. Rất nhiều khi phản biện chuyên chở thành kiến chỉ trích, hay mang khinh ghét, và tạo phê phán ô nhục (do vô thức hay có chủ ý) trong lúc đề cập đến và đánh giá các lập trường của các nhân vật hay lực lượng đối kháng nhau.

Thói (chứng) phản biện mang nặng tính giả thuyết (và nhiều khi thiếu bối cảnh quan) nhưng đội lốt hành xử khéo léo trong chủ quan kiêu hãnh rằng lập luận của mình thì là phải đúng.  Phản biện do đó tiềm ẩn gốc rễ bạo động vì nó dập tắt tương quan đối thoại.  Dĩ nhiên không có tương quan đối thoại thì không thể nào cổ động hô hào cho “hòa hợp hòa giải” hầu chuyển hóa tình cảnh mâu thuẫn bế tắc.

Chúng tôi ghi nhận nhiều viễn quan về đoàn kết và xây dựng trong các bài viết nhưng không may do tính duy lý trong phản biện đã gây phản tác dụng và đưa đến kết cuộc là chỉ sinh ra hàng loạt dây chuyền (phản) phản biện.

Phản biện tự nó không chỉ dừng ở trò chơi cá cuộc của hùng biện diễn luận và những cuộc bút chiến.
Nó còn là biển mê hoặc làm chúng ta chìm đắm nhanh chóng vào sóng đời tranh nhau vài mảnh bánh vụn vơi rãi dưới đất. Từ đó quên bén đi ai đang tỉnh bơ thuổng cả chiếc bánh trên bàn vào túi của họ. Không cần là chuyên gia thì ai cũng biết chuyện gì sẽ tiếp diễn xảy ra khi kẻ “cướp ngày” tiếp tục ung dung nắm giữ quyền lực một cách dễ dàng vì đã thuổng trọn chiếc bánh rồi mà.

© 2011 Vietsoul:21


[2]Nhân dân, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 14/2/2011
[3]Phản biện, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 11/12/2010
[5]Doanh nhân và dân chủ, Việt Hoàng, Thông Luận (số 255), 02/2011
[6]Chứng quên tập thể, VietSoul21, 13/08/2010
[7]Speakers’ Corner on the Nile, Thomas L. Friedman, NY Times, 7/2/2011
[9]I-and-Thou, Martin Buber

Thursday, February 17

Tôi Nói, Đảng Nói

Tôi nói: đảng quá độc tài...
Đảng nói: độc tài sao hả
Tôi nói: sao không đa đảng?
Đảng nói: không có nhu cầu
Tôi nói: tại sao đảng biết!
Đảng nói: đảng có chủ trương
Tôi nói: đảng không dân chủ!
Đảng nói: dân chủ tập trung
Tôi nói: vậy, đảng độc đoán
Đảng nói: độc đoán chổ nào?
Tôi nói: điều 4 hiến pháp
Đảng nói: nhu cầu chưa có
Tôi nói: tại sao đảng biết?
Đảng nói: trí tuệ thông minh
Tôi nói: đã hỏi dân chưa?
Đảng nói: tại sao phải hỏi?
Tôi nói: sao lại không hỏi!
Đảng nói: ý đảng, lòng dân
Tôi nói: đảng quá quan liêu
Đảng nói: quan liêu chổ nào?
Tôi nói: trưng cầu dân ý?
Đảng nói: tại chưa có luật
Tôi nói: thì sửa hiến pháp
Đảng nói: vẫn chưa đến lúc
Tôi nói: chờ đến bao giờ?
Đảng nói: đảng chưa biết được
Tôi nói: đảng quá tham lam
Đảng nói: tham lam chổ nào?
Tôi nói: vụ Vi-na-shin...!
Đảng nói: do ông thủ tướng
Tôi nói: vậy không công bằng
Đảng nói: không ở chổ nào?
Tôi nói: đảng làm, ổng chịu!
Đảng nói: ván cờ thí quân
Tôi nói: còn vụ bô-xit?
Đảng nói: chỉ thị trung ương
Tôi nói: tại sao không cản?
Đảng nói: cản cũng không xong
Tôi nói: sao lại không được?
Đảng nói: Trung Quốc giựt dây
Tôi nói: À, đảng yếu hèn!
Đảng nói: quyền lợi cá nhân
Tôi nói: bán nước cầu vinh!
Đảng nói: bán dân vì mình
Tôi nói: vậy.. dân quên đảng
Đảng nói: chẵng đáng quan tâm
Tôi nói: đảng quân ăn cướp!
Đảng nói: ăn cướp hồi nào?
Tôi nói: cướp đất dân nghèo
Đảng nói: đó là quy hoạch
Tôi nói: đảng sạo vừa thôi!
Đảng nói: ai tin ráng chịu
Tôi nói: tham quyền cố vị
Đảng nói: cố vị ở đâu?
Tôi nói: lãnh đạo, toàn đảng...
Đảng nói: chỉ thị cấp trên
Tôi nói: đất nước còn nghèo...
Đảng nói: trình độ dân trí
Tôi nói: cán bộ... quan tham
Đảng nói: xu theo chiều hướng
Tôi nói: giỏi tài bao biện
Đảng nói: học ở Lê-Nin
Tôi nói: đã mất lòng tin
Đảng nói: có đâu mà mất
Tôi nói: đảng, kẻ bạo quyền!
Đảng nói: sao lại nói vậy?
Tôi nói: trù dập đấu tranh
Đảng nói: tự do khuôn khổ
Tôi nói: đạp trên công lý
Đảng nói: đảng trước, dân sau
Tôi nói: lòng dân không đảng
Đảng nói: đã có công an
Tôi nói: vậy, đảng vì ai?
Đảng nói: không vì ai hết
Tôi nói: lợi ích cá nhân!
Đảng nói: dĩ nhiên là thế
Tôi nói: đảng rồi sẽ chết!
Đảng nói: ngày đó gần kề

Tuesday, February 15

Tâm Sự Cùng Đảng...

Sau đại lễ lịch sử ngàn năm Thăng Long, kế đến là sự thành công rực rỡ của đại hội đảng lần thứ XI, đảng ta với một tập họp của những trí tuệ sáng ngời gồm 14 vị tân ủy viên bộ chính trị đã kiên định và tuyên bố sẽ lãnh đạo đất nước tiến lên một kỷ nguyên mới cho dân tộc, đó là: Kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội. Đây là nơi mà toàn dân sẽ sống hạnh phúc trong thế giới đại đồng, nơi mà không còn cảnh người bóc lột người và cũng là nơi mà mọi tiếng kêu oan cho cảnh mất đất, nhà tan của nông dân nghèo không còn nữa! Mọi người dân sẽ sống trong cảnh cơm no áo ấm, với những căn hộ khang trang, rượu bia ê hề và phấn son thoải mái! Đảng sẽ "no" cho tất cả. Đồng bào không cần phải "no"! Đồng bào không cần phải nghĩ ngợi hoặc lo lắng mà chỉ việc ngoan ngoãn nghe và đi đúng theo con đường đảng đã chọn là đủ rồi!

Vĩ đại vô cùng cho hoài bảo vì dân và vì nước của đảng! Nhưng, thực tế thì luôn luôn xa vời với mộng tưởng. Đã hơn 35 năm kể từ ngày đảng thống trị đất nước, dân mình vẫn còn nghèo, cuộc sống ở nông thôn vẫn còn lạc hậu về mọi mặt, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh quá sức tưởng tượng, nạn tham nhũng cửa quyền từ cán bộ lãnh đạo đảng lan tràn khắp mọi nơi. Tuổi trẻ thanh niên ngày nay đúng ra phải là giường cột của đất nước, nhưng hầu hết đã mất đi những hoài bảo xây dựng quê hương mà thay vào đó là nỗi chán chường và tuyệt vọng cho một tương lai đầy u ám. Trí thức yêu nước thì bị đàn áp một cách thậm tệ vì những phản biện bất đồng chính kiến. Giới giai cấp "vô sản" công nhân từng là thành phần nồng cốt cho cuộc cách mạng thì bị lãng quên và bị bóc lột tận xương tủy. Còn nông dân nghèo thì đất đai bị cướp bởi quan tham địa phương. Kể sao cho xiết với những gì mà đảng đã dành cho dân tộc Việt Nam và đó là cái thiên đường  mà đảng gọi là tiến lên xã hội chủ nghĩa đó sao?

Đó là phần của dân, còn phần của đảng thì sao? Quyền cao chức vọng, tiền hô hậu ủng, nhà cao cửa rộng, kẻ hầu người hạ, tiền triệu, tiền tỷ trong tài khoản nước ngoài, con cái du học khắp nơi trên thế giới, đất đai sở hữu bao la...Với những tài sản kếch xù như vậy, đảng nói: "Đảng là đầy tớ của dân", có ai tin được chăng? Tài sản đó ở đâu mà ra? Bằng đồng lương chân chính hay bằng những đặc quyền có từ quyền lực của đảng? Tất cả những gì đảng chiếm được chính là tài sản của dân tộc, là mồ hôi và nước mắt của người dân. Xót xa thay để nói rằng đảng không còn nhân tính và trong bộ não của đảng, không gì quan trọng hơn lợi ích của cá nhân. Đảng đã trở thành tên giặc nội xâm và bán đứng tổ quốc bằng cách cấu kết với bọn giặc ngoại xâm để chia cắt đất đai, thế mà đảng vẫn trơ trẽn tuyên bố hùng hồn: "Đảng cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước!" Căn cứ vào đâu mà đảng có thể khẳng định được điều đó? Bằng nòng súng AK dí vào đầu hay bằng lòng dân? Để phá tan mọi dư luận xấu về điều này, đảng có dám công khai trưng cầu dân ý hay không? Nếu lòng dân thuộc về đảng, tại sao kể từ ngày đảng cướp chính quyền, đất nước Việt Nam đã chính thức có một cuộc trưng cầu dân ý bao giờ chưa? Hoàn toàn không! Đảng sợ à? Đảng sợ vì lòng dân đã không có đảng?

Ngày nay, làn sóng tự do dân chủ đang lan rộng khắp nơi trên thế giới. Nó đã và đang làm cho nhiếu nhà độc tài phải khiếp sợ. Đảng có sợ không hay vẫn u mê và tin tưởng rằng dựa trên bạo lực đang có trong tay, đảng có thể ngăn chặn được làn sóng này? Có lẽ đảng đang sợ, nhưng tự an ủi và rên rĩ với lời phát biểu trơ trẽn không biết ngượng: "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng"! Việt Nam là những ai, đảng có thể nói rõ ra được không? Là 14 vị trong bộ chính trị hay toàn thể dân tộc Việt Nam? Nói có sách, mách có chứng, đảng hãy dẫn chứng một cách có khoa học và chứng minh với toàn thể dân tộc rằng Việt Nam không có như cầu đa đảng...!

Đảng à, hãy mau thức tỉnh dậy đi. Thế hệ trẻ ngày nay không như những thế hệ già nua của những năm 50 nữa đâu. Họ không yếu hèn mà trái lại họ quật cường lắm. Đừng nghĩ rằng với những khẩu súng trong tay là có thể làm họ khiếp nhược. Đảng sẽ lầm đấy! Đất nước này phải thuộc về họ, những thế hệ trẻ, tại sao đảng cứ mãi khư khư ôm nó trong tay? Đảng tham quyền cố vị à? Đảng ơi, chúng ta đã già nua rồi, hãy trả lại tổ quốc này cho thế hệ trẻ vì họ mới xứng đang là người dám đương đầu với mọi thử thách, phong ba bảo tố để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa... tự do!

Đảng có nghe tôi nói không, hay đảng vẫn còn trong cơn mê ngủ? Đừng "Vì mình quên dân, mà hãy vì dân quên mình."

Nông Đức Dân

Sunday, February 13

Tổ Quốc và Trách Nhiệm

hình từ nguồn: danlambao.com
Tổ quốc là một chiều dài lịch sử mang đầy sắc thái riêng biệt của một dân tộc được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khi nói đến tổ quốc, chúng ta có thể liên tưởng được ngay tổ quốc bao gồm một dân tộc và chủ quyền lãnh thổ thuộc về dân tộc đó. Riêng đối với tổ quốc Việt Nam của chúng ta đã có không biết bao nhiêu trang sử hào hùng, bất khuất của những bậc tiền nhân chống giặc ngoại xâm để bảo vệ toàn vẹn bờ cỏi. Ngày nay, đến thế hệ của chúng ta dưới sự cai trị yếu hèn của đảng cộng sản, tổ quốc đang trong nguy cơ bị diệt vong và rơi vào tay bọn giặc ngoại xâm phương bắc. Cụ thể là ải Nam Quan, Bản Dốc đã không còn thuộc về chủ quyền của Việt Nam và Hoàng Sa, Trường Sa thì chỉ trong một sớm, một chiều sẽ nằm gọn trong tấm bản đồ của bọn Trung Cộng xâm lược.

Trách nhiệm này thuộc về ai? Đảng cộng sản hay dân tộc Việt Nam? Câu trả lời này, xin để bạn đọc tự kết luận, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng trách nhiệm này thuộc về mỗi một công dân Việt Nam. Mặc dù chúng ta biết được đảng cộng sản đã dâng hiến một phần đất đai, lãnh hải của tổ quốc cho bọn đàn anh Trung Quốc nhằm đổi lại sự "bảo trợ" an toàn tuyệt đối về quyền lực, nhưng chúng ta đã quá khiếp nhược và nhắm mắt làm ngơ để cho sự kiện này xãy ra như một việc bình thường không đáng quan tâm. Bạn đọc có thể lập luận rằng việc bảo vệ lãnh thổ Việt Nam là do đảng cộng sản chịu trách nhiệm bởi vì họ là những người đang nắm quyền lực trong tay. Điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng tổ quốc này thuộc về chúng ta, là những công dân Việt Nam chứ không phải đảng cộng sản. Và, bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi một công dân chứ không hề thuộc về bất cứ một đảng phái nào. Nay, lành thổ đã bị cắt xén, chúng ta sẽ nói gì với những thế hệ mai sau?

Là một công dân, chúng ta cần khẳng định rõ ràng và nói một cách chính xác mỗi một công dân là những người làm chủ đất nước của chính mình bởi tổ quốc này là do mồ hôi và xương máu của cha ông tạo nên và truyền lại cho đời sau, vì vậy, chúng ta là những người thừa hưỡng hợp pháp và không ai, tôi xin nhấn mạnh là không có bất cứ một ai, có thể tước đi cái quyền thiêng liêng đó ngay cả đảng cộng sản Việt Nam.

Công dân Việt Nam, xin hãy hiểu rằng đảng cộng sản Việt Nam đơn thuần chỉ là một đảng phái chính trị theo đuổi một mục tiêu chính trị nào đó và họ không có bất cứ một cái quyền gì để quyết định cho vận mệnh của toàn thể dân tộc. Những gì họ đã và đang làm đều hoàn toàn sai trái, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và ngang nhiên tước đoạt đi cái quyền làm chủ đất nước của mỗi một công dân. Các bạn, chúng ta không thể làm ngơ và chịu khuất phục mãi được. Vận mệnh của tổ quốc phải do chúng ta tự quyết định vì nó thuộc về mọi tầng lớp người dân. Đã đến lúc cần phải đứng lên, quyết tâm thể hiện quyền làm chủ đất nước và tìm ra một con đường đúng đắn cho tương lai tươì sáng của dân tộc Việt Nam.

Hãy cùng nhau kêu gọi, đánh thức lòng yêu nước trong mọi tầng lớp người dân, nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, đòi hỏi một xã hội tự do, dân chủ, đa nguyên và đa đảng. Hãy vượt qua sự sợ hãi và kiên cường trong mọi cuộc đấu tranh ôn hoà để đòi lại quyền làm chủ đất nước. Hãy nhớ rằng, họ có thể bỏ tù hàng ngàn người, nhưng họ không thể nào bỏ tù hơn 80 triệu dân Việt Nam.

Làn sóng tự do dân chủ đang lan rộng khắp mọi nơi, hãy đấu tranh một cách quyết liệt như người dân Tunisia và Ai Cập để đòi lại những gì thuộc về chúng ta. Chính nghĩa tự do sẽ chiến thắng độc tài tàn bạo. Còn tổ quốc là còn dân tộc, mất tổ quốc là mất tất cả. Còn chờ gì nữa các bạn ơi!

Nông Đức Dân

Monday, February 7

Xã Hội Chủ Nghĩa - Chờ Đợi Mõi Mòn


Các ông ơi, còn phải chờ đến bao lâu nữa đây?
Không có gì thay đổi, sau cái đại hội đảng lần thứ XI, "đảng ta gồm 14 vị trong bộ chính trị" vẫn tiếp tục kiên định bám theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo mang lại cơm no áo ấm cho người dân. Thật là tuyệt và cảm động trước tấm lòng vì dân, vì nước của đảng. Cứ cho là như vậy đi, nhưng bi hài kịch ở chổ là sao "mình" tiến hoài mà chẵng bao giờ thấy được con đường "Xã Hội Chủ Nghĩa" là con đường gì và nó nằm ở đâu! Hỏi thăm mấy anh công an giao thông "còn-đảng-còn-mình" về con đường này, thì mấy anh ấy cứ ú ớ, rồi chịu thua! Vậy, con đường này nằm ở chổ nào và phải đi bao lâu thì mới đến? Có lẽ, ngay cả 14 vị trong bộ chính trị cũng chẵng có ma nào biết được!

Tiến lên xã hội chủ nghĩa thì tiến, nhưng tiến bằng cách nào và phải mất bao lâu để đến được cái bến bờ tươi sáng này, xin quí vị vui lòng cho dân tộc Việt Nam biết được cái ngày đó để còn khui rượu uống mừng! Ai mà cứ hát đi, hát lại hoài cái điệp khúc củ rích: "Hẹn chiều nay mà sao không thấy em..." Phàm đã làm việc gì quan trọng, người ta đều lên một kế hoạch cụ thể để biết rõ và đánh giá là mình đã làm được những gì và gặt hái được kết quả như thế nào. Vậy thì, dưới tài lãnh đạo của các vị, con tàu Việt Nam đã đi đến đâu rồi và phải còn bao lâu nữa thì "đảng mình" mới có thể đưa đất nước tiến lên một thế giới đại đồng, nơi không có cảnh người bóc lột người đây?

"Đảng ta" đã khẳng định con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa còn rất nhiều chông gai và thử thách. Đúng vậy! Thử thách lớn nhất của đảng là con đường này không có tên và chưa ai biết được nó ở đâu hết! Kế đến, con đường này là con đường do đảng lựa chọn chứ không phải là ý của dân. Sau cùng, con tàu đưa dân tộc Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội được lèo lái bởi những tên ngu ngốc, tham lam, xão quyệt, hung tàn, và cộng thêm một lũ văn nghệ sỹ, trí thức ký sinh trùng theo đóm ăn tàn. Với một bầu đoàn thê tử như vậy, làm sao đảng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?

Đảng ơi, con đường để tiến lên xóa đói giảm nghèo là con đường tự do chứ không phải con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng hằng ca ngợi và theo đuổi. Nếu đảng vẫn "ngoan cố" và kiên định với chủ nghĩa hoang đường đó, xin đảng hãy cho toàn thể dân tộc Việt Nam biết được còn phải mất bao lâu nữa, đảng mới có thể đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa? Dân tộc đã quá mõi mòn chờ đợi, nhưng cái ngày vinh quang đó vẫn còn xa vời quá, nếu không nói là sẽ không bao giờ thành hiện thực!

Đảng có thức tỉnh và quay đầu lại hay không? Điều này khó mà xãy ra bởi đảng cần phải dựa vào bốn chử "Xã hội chủ nghĩa" để sinh tồn và bảo vệ quyền thống trị cho chính mình. Đảng đã hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của dân tộc và biến đất nước trở thành một xã hội vô cảm, nghèo nàn lạc hậu, bất công và tham nhũng khắp mọi nơi. Lòng dân có theo đảng hay không? Chắc chắn là không và những ngọn lữa khát khao cho một đất nước tự do đang âm ĩ cháy, chỉ cần một làn gió dân chủ thoáng qua, nó sẽ bùng lên một cách mãnh liệt để thiêu rụi con quỷ dữ độc tài bạo quyền đang ngày đêm hành hạ và bóc lột tận xương tủy tầng lớp dân nghèo Việt Nam.

Cần phải khẳng định rõ là đảng cộng sản không hề đại diện cho dân tộc Việt Nam, mà nó được sinh ra để thuộc về một giai cấp chuyên chế dựa trên bạo quyền để cai trị đất nước. Còn chờ gì nữa mà không vùng lên để dành lại những gì thuộc về chúng ta?

Nông Đức Dân

Wednesday, February 2

2011 - Năm Dân Chủ Cho Việt Nam?

Việc người dân đứng lên đòi lại quyền tự do và dân chủ cho chính mình không phải là điều gì mới lạ cả, nhưng điểm đặc biệt ở chổ là những làn sóng đấu tranh dân chủ hiện nay đang xãy ra ở khối Á Rập đều không do bất cứ một đảng phái chính trị nào lãnh đạo, mà nó tự bộc phát từ chính người dân mà ra. Điều này đã cho thấy rằng khả năng nhận thức về một xã hội tự do dân chủ đã ngày càng lên cao và những yêu cầu cần phải đổi thay cho một chế độ hữu hiệu và thích hợp hơn để đáp ứng nhu cầu của người dân đã trở nên một cách vô cùng quyết liệt. Tunisia và Ai Cập là hai bằng chứng điển hình hùng hồn nhất. Làn sóng đấu tranh đòi lại quyền làm chủ đất nước đã trở thành một cao trào và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở những quốc gia đang nằm dưới quyền cai trị bởi một chính thể độc tài, đặc biệt là ở khối Á Rập, Châu Phi và các nước cộng sản.

Vì sao làn sóng này lại thành công ở Tunisia và Ai Cập, trong khi đó nó lại bị dập tắt hoàn toàn trong cuộc biểu tình kêu gọi cải cách của sinh viên Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989? Tuy bối cảnh của hai sự kiện này ở hai thời điểm khác nhau và kết quả không như nhau, nhưng điều mà chúng ta có thể thấy được từ đó là có hai loại độc tài: Một loại là độc tài vụ lợi cho cá nhân và loại khác là độc tài tàn bạo. Sự khác biệt giữa hai loại độc tài này là loại thứ nhất biết đến lúc phải buông thả tất cả những quyền lực và bỏ chạy để bảo tồn tánh mạng, nhưng loại thứ hai thì vô cùng tàn bạo. Họ kiên quyết tiêu diệt cho bằng được những phần tử mà họ cho là chống đối để bảo tồn lấy quyền lực tối cao mà họ đang có. Trung Quốc là quốc gia được cai trị bởi những tên độc tài loại tàn bạo, do đó, họ đã không nương tay khi ra lệnh quân đội bắn xã vào những sinh viên vô tội thay vì trực tiếp đối diện để cùng tìm ra một giải pháp ôn hòa cho đôi bên.

Với tình hình chính trị bất ổn đang sôi sục xãy ra tại khu vực Trung Đông, mọi tầng lớp người dân Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước đang trăn trở với câu hỏi: "Liệu Việt Nam sẽ là Tunisia hoặc Ai Cập?" Xin thưa, điều này hoàn toàn có thể xãy ra ở bất cứ lúc nào, bởi nơi nào có bất công là nơi đó có đấu tranh. Nó sẽ là một trái bom nổ chậm và bao giờ nó bùng nổ, thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và sự cải tổ trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản Việt Nam. Những bất công trong xã hội, tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng, nền kinh tế què quặt khi mà thất nghiệp khắp mọi nơi, sự suy đồi của nền giáo dục, thêm vào tánh cực đoan độc tôn của đảng sẽ là những yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh vũ bảo cho làn sóng đòi hỏi quyền tự do dân chủ tại Việt Nam.

Sớm hay muộn, thay vì phải đối đầu với cơn lốc dân chủ này, đảng cộng sản Việt Nam cần phải tỉnh táo tìm ra một giải pháp ôn hòa để mang lại những ổn định cho xã hội và chỉ có một con đường duy nhất, đó là con đường đa nguyên, đa đảng. Đừng nghĩ rằng những trò chơi bưng bít thông tin có thể che được mắt người dân. Trái lại, ngày nay, với mọi truyền thông hiện đại, người dân, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức yêu nước, đã càng nhận thức được tầm quan trọng của một xã hội tự do và họ biết cần phải làm gì để dành lại cái quyền thiêng liêng đó.

Cái mà người dân cần đó là một xã hội công bằng và tự do. Liệu đảng cộng sản có thể đáp ứng được những nguyện vọng này của người dân chăng? Nếu không, thì nguy cơ của cơn lốc dân chủ "Tunisia" sẽ bùng dậy ở Việt Nam và nó sẽ quét đi hết những tàn dư, cặn bã của xã hội và thay vào đó là một chính thể đa nguyên do dân và vì dân.

Liệu rằng năm 2011 có thể đánh dấu mốc là năm dân chủ đầu tiên cho Việt Nam kể từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền? Có thể lắm chứ! Điều này đang tùy thuộc vào mỗi một công dân Việt Nam. Họ là những người đang cầm cái chìa khóa dân chủ trong tay và khi nào họ muốn mở cánh của để chào đón làn sóng tự do, thì họ sẽ làm điều đó....

Người Việt Nam có truyền thống anh hùng và bất khuất, liệu truyền thống này có theo kịp với người Tunisia hoặc Ai Cập không? Chúng ta hày chờ xem...

Nông Đức Dân