Wednesday, December 28

Trộm Viếng Nhà - Quan Lớn Bị Lộ Hàng

Quan phó tổng cục điều tra -
Vũ Hùng Vương
Đã là trộm thì họ chẵng từ ai miễn sao chui được vào nhà để chôm cái gì đó bán lấy tiền. Việc trộm cắp, nói chung thì ở đâu cũng có, điều quan trọng mà mọi người cần phải làm để tránh bị trộm là đề cao cảnh giác để ngăn ngừa. Gần đây, việc trộm bạo gan dám viếng cả nhà của các quan là chuyện không bình thường ở cái xứ sở thiên đường cộng sản bởi động vào quan giống như là động vào lửa. Nhưng, khi đã là trộm thì phải liều, mà đã liều, thì phải liều cho xứng đáng và không đâu có nhiều tiền của bằng nhà của quan. Vì vậy, trộm viếng nhà quan cũng là lẽ thường tình.

Bởi thế mà báo mạng của đảng mấy ngày hôm nay đăng tin nóng bỏng giật gân về việc trộm cả gan dám viếng nhà của quan lớn công an! Theo tin tức của báo vietnamnet.com, thì phó tổng quan cục điều tra thiếu tướng Vũ Hùng Vương đã bị trộm lẽn vào nhà cuổm mất số tài sản trị giá hơn 1 tỷ đồng Việt Nam bao gồm: 550 triệu đồng tiền mặt, 9 cây vàng 24K, 12 chỉ vàng tây, 500 USD, 500 đô la Australia, 40.000 won Hàn Quốc, 1 đồng hồ đeo tay, 1 dây bạc và 1 dao, 1 kéo. Cá nhân tôi xin được chia buồn cùng với gia đình khổ chủ vì đây là một tài sản lớn mà ngay cả đám dân lao động nghèo Việt Nam cũng không bao giờ dám mơ ước đến.

Có đôi điều mà cá nhân tôi thắc mắc và xin được nêu ra cùng chia sẻ với bạn đọc để chúng ta thấy rõ được cái tính chuyên chính vô sản của các đầy tớ nhân dân. Khác với chế độ tư bản bóc lột phương tây, quan của ta vốn xuất thân từ gia đình bần cố nông bởi chế độ của ta là đại diện cho giai cấp vô sản, vì vậy, quan của ta chắc chắn phải là quan nghèo. Thêm vào đó, học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan là công bộc và là đầy tớ của dân. Mà khi đã là thằng "đầy tớ" của dân, thì quan không thể nào giàu hơn dân được bởi có thằng công bộc nào giàu hơn chủ của nó đâu? Nhưng với cái tài sản nho nhỏ hơn 1 tỷ đồng bị lấy trộm của quan phó tổng cục điều tra công an Vũ Hùng Vương đã làm cho người ta thất kinh về sự trái ngược này. Có lẽ câu hỏi lớn được đặt ra là với đồng lương công bộc vài triệu đồng một tháng, cộng với giá cả leo thang vùn vụt như hiện nay, làm sao quan Vũ Hùng Vương có thể dành dụm được một số tài sản khổng lồ như vậy? Nếu nói là tài sản của cha ông để lại, thì hoàn toàn không hợp lý vì tất cả mọi đảng viên đều phải xuất thân từ giai cấp vô sản và đã là giai cấp vô sản thì không thể nào có những tài sản kếch xù như vậy được. Vậy số tài sản này ở đâu mà ra? Điều này có lẽ chỉ có quan Vũ Hùng Vương mới có câu trả lời mà thôi.

Kế đến, chúng ta hãy chiêm ngưỡng căn biệt thự lộng lẫy của tên quan trưởng công an tỉnh Long An - đại tá Phan Chí Thanh cũng bị trộm viếng nhà dưới đây:

Mái ấm bé nhỏ xinh xinh của quan lớn công an Phan Chí Thanh

Nếu căn cứ theo giá trị thị trường, cái căn biệt thự kín cổng cao tường này của quan công an Phan Chí Thanh ít nhất phải tốn từ năm đến bảy tỷ đồng để có thể làm chủ sở hữu của nó. Cũng như những câu hỏi ở trên, không hiểu quan Thanh đã làm cách gì mà có thể tậu được ngôi nhà sang trọng như vậy ?!! Có lẽ người dân sẽ chẵng bao giờ có được câu trả lời bởi nhà nước của ta vốn nổi tiếng giỏi ngậm miệng và im lặng chết người!

Đó là những gì mà thằng công bộc đang được hưởng, bây giờ chúng ta hãy nhìn vào cái thực tế của cái "thằng đang làm chủ đất nước":

Bà cụ bán hàng rong đã lặng lẽ qua đời trong một chiều mưa gió...

Với cái tài sản kếch xù mà bà cụ bán hàng rong đang có, liệu nó có bằng 1/1000 cái giá trị tài sản của những thằng công bộc không? Và, có lẽ tên trộm bạo gan nào đó sẽ chẵng bao giờ viếng thăm cái túp lều đổ nát, xiêu vẹo của bà cụ bán hàng rong bởi nó thừa thông minh để hiểu rằng cái "thằng chủ đất nước" chính là thằng công bộc, còn thằng "đầy tớ nhân dân" mới chính là thằng làm chủ đất nước.

Nhớ lại lời phát biểu hứa hẹn của anh chủ tịch nước Tư Sang: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này". Anh Tư ơi, đất nước này đã chết từ lâu rồi, thêm một đàn sâu hay một rừng sâu đục khoét, có thấm thía gì nữa đâu anh!

Thursday, December 8

Vinashin - Thủ Tướng:Tôi Cũng Không Ra Quyết Định Nào Sai. Vậy Ai Sai???

Thủ tướng "Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai"
Báo chính thống vietnamnet nhà nước số ra ngày 08/12/2011, cho đăng tải trên trang đầu lời phát biểu của thủ tướng trong hội nghị sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước: "Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai". Với nhận định của cá nhân, tôi cho rằng đây là lời phát biểu chân thành nhất của ông thủ tướng, bởi vì suy cho cùng, ông Dũng cũng chỉ là một cá nhân trong một cái tập thể đảng mà đảng lại đóng vai trò chỉ đạo trong công tác cán bộ. Do đó, khi đảng đã đề xuất nhân sự vào những vị trí quan trọng trong nhà nước, liệu ông Dũng có khả năng để chống lại quyết định đó được không? Tôi nghĩ rằng điều này khó thể khả thi và có lẽ vì vậy mà ông Dũng chỉ nhìn nhận chịu trách nhiệm về "trách nhiệm chính trị" trong tư cách là người đứng đầu nhà nước trong vụ Vinashin, nhưng "trách nhiệm chính trị" mà ông Dũng đã nêu ra là trách nhiệm gì? Là sai lầm trong đường lối chỉ đạo hay trên bảo dưới không nghe? Và, với tư cách của người đứng đầu nhà nước, khi đã vi phạm "trách nhiệm chính trị" dẫn đến thất thoát hàng tỷ đô la trong vụ Vinashin, ông Dũng sẽ tự nhận hình thức kỷ luật như thế nào trước quốc dân? Tự thôi việc, tự nhận giáng chức hay bị khai trừ ra khỏi đảng?

Một mặt khác ông Dũng cũng tự biện hộ thêm: "Tôi cũng không ra quyết định nào sai". Vậy, không phải ông, thì ai đã "ra" những quyết định vô cùng tai hại đó? Và, nếu ông không đưa ra những quyết định sai trái, vậy thì những quyết định "đúng" của ông là những quyết định gì? Vào thời điểm nào và tại sao con tàu Vanashin vẫn bị chìm đắm trong biển nợ chồng chất? Nhìn chung, mặc dù ông Dũng đã có "dũng cảm" dám đứng ra nhìn nhận trách nhiệm về phần mình mặc dù đây là điều này hiếm thấy trong lãnh đạo đảng, nhưng việc qui trách nhiệm vào cá nhân nào, tổ chức nào vẫn còn chung chung, vô thưởng vô phạt. Nói tóm lại là huề cả làng! Trách nhiệm "kinh tế" lúc nào cũng thuộc về thằng dân đen trả nợ mệt nghỉ!

Ông cũng cho rằng cần phải "tái cơ cấu" các doanh nghiệp nhà nước hay còn gọi là "doanh nghiệp nhà nát" trong 10 năm tới và mục tiêu đổi mới sắp tới đó là sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo. Ông nhấn mạnh: "Quyết định chọn lựa những cán bộ có đủ năng lực, trách nhiệm. Cán bộ tốt thì mọi việc mới vượt qua được". Nhưng điều này khó có thể thực hiện nếu chúng ta đọc qua một lời phát biểu khác của thủ tướng về việc tuyển chọn nhân sự lãnh đạo:

"Nói là Thủ tướng thông qua nhưng đều là quyết định chung của Ban cán sự Đảng Chính phủ. Thủ tướng chưa hề quyết định một trường hợp cán bộ nào".

Điều này đã cho thấy rằng việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo đều do Ban Cán Sự Đảng Chính Phủ quyết định, ông Dũng không hề có một quyết định gì hết. Vậy, với một cơ chế đan chéo, chồng chất và cồng kềnh như vậy, lấy gì để đảm bảo rằng sẽ có được một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để làm việc và hàng trăm con tàu ma Vinashin sẽ không ra đời trong tương lai?

Bài học gì thủ tướng đã học được sau những thất bại nặng nề của hệ thống tập đoàn quốc doanh? Không gì cả ngoài việc đổ thừa cho cái cơ chế, là cái thằng chung chung, người không ra người, ma cũng chẵng ra ma.

Tóm lại, thủ tướng đã nhận "trách nhiệm chính trị" về vụ vài tỷ đô la bị thất thoát, nhưng không sao vì Việt Nam tuy có nhiều luật rừng, nhưng chẵng có cái luật nào truy cứu cái tội "trách nhiệm chính trị" cả. Bó tay, bó chân và bó cả cái đầu chấm com.

Tuesday, December 6

Nguyễn Tấn Dũng - Người Đàn Ông Giàu Nhất Việt Nam Năm 2011

Ông Nguyễn Tấn Dũng bí danh: Anh Ba "Y Tá"

Hầu hết toàn thể người dân Việt Nam, không ai còn xa lạ gì đối với hình ảnh của ông Ba Dũng hay còn gọi là anh Ba "Y Tá" hoặc anh Ba "Thủ Tướng". Ông là một người Nam Bộ chính thống với dáng vóc cao cao, tánh tình bộc trực, thật thà như đếm và có một tấm lòng vì dân, vì nước. Xuất phát từ trái tim yêu nước, ông Ba Dũng, ngay từ lúc còn là đứa bé chăn trâu, đã sớm nhận thức và giác ngộ cách mạng, nên đã trốn vào bưng vào biền làm chú giao liên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ác liệt. Qua năm tháng trong lửa đạn, ông đã được trui luyện từ một chú bé giao liên, trở thành một anh y tá, rồi lần lượt giữ các chức vụ sỹ quan trong quân đội. Nhưng, con đường hoạn lộ của ông không dừng ở đó, sau khi hoà bình lập lại, năm 1981, ông từ giã quân đội để theo đuổi con đường học vấn đã bị gián đoạn khi ông tròn 12 tuổi. Sau bao năm mài kinh nấu sử, không rõ ông đã học trường nào, nhưng ông đã áo gấm về làng với mãnh bằng cử nhân Luật trong tay. Với truyền thống hào hùng cống hiến sự nghiệp cho cách mạng, ông tiếp tục lăn xã vào con đường chính trị, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà nước và cuối cùng, ông trở thành người thủ tướng trẻ nhất Việt Nam vào năm 2006.

Với quyền lực tối cao trong tay, ông đã tận dụng mọi khả năng sẵn có để phát huy cao độ tư duy làm ăn cá thể cho chính gia đình của ông và kết quả gặt hái sau những thương vụ Vinashin, Bauxit, công trình quốc doanh, v.v.. Ông đã có trong tay hàng tỷ đô la bao gồm của chìm và của nổi. Đây là một thành quả "cách mạng" đáng kính nể của một người xuất thân từ giai cấp vô sản như ông. Và, với cái đà làm ăn đầy tài lộc như hiện nay, ông Dũng có thể sẽ trở thành một trong những người giàu nhất Đông Nam Á trong nay mai.

Sự thành công vô cùng vĩ đại trong sự nghiệp kinh doanh lẫn chính trị của ông Ba Dũng, chắc chắn sẽ là ngọn đèn hải đăng soi đường cho những doanh nhân trẻ Việt Nam ngày nay. Ông là một biểu tượng, là trái ngọt đúc kết của tinh hoa dân tộc và chúng ta vô cùng tự hào về ông.

Cám ơn đảng, cám ơn Hồ Chí Minh, cám ơn Mác-Lê Nin đã tạo nên một thế giới đại đồng nơi mà không còn cảnh người bóc lột người. Thành trì cách mạng của chúng ta sẽ vững vàng và sẽ không có một thế lực thù địch nào có thể xâm phạm được.

Xin chúc mừng và kính chúc ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thành công nhiều hơn trong tương lai.

Một người ngưỡng mộ ông: Nông Đức Bùi

Tuesday, November 29

Sản Ơi, Sao Mày Lại Láo Đến Thế

danh hài 2011: Nguyễn Tấn Dũng
Kể từ ngày trủ tịt Triết về vườn đến nay, cộng đồng người Việt mất đi một danh hài chém gió tài hoa trong hội trường của đảng. Nghĩ cũng tiếc thật! Nhưng, đành phải chấp nhận sự mất mát to lớn này vì đó là quy luật của cuộc sống. Cái gì lớn lên rồi cũng sẽ tàn và có cái gì tồn tại mãi mãi đâu, ngoài chân lý? Vẫn biết là như vậy, nhưng sao trong lòng vẫn còn một chút gì đó lưu luyến đến ông trủ tịt đáng kính của dân tộc Việt Nam...

Tưởng là chẵng còn ai có thể thay thế vào vị trí cây hài hàng đầu của tịt Triết, hóa ra là mình lầm! Thì ra, đảng ta vẫn còn hàng vạn tinh hoa, nhân tài nằm trong lá ủ mà mình không biết! Cũng chẵng phải là ai xa lạ gì, đó chính là ngài thủ tướng y tá Nguyễn Tấn Dũng.

Ngoài cái dáng người cao to, bệ vệ chuyên vác ba lô thuốc men của anh y tá chống Mỹ trong bưng, trong biền năm xưa, anh ba Dũng hôm nay ngày càng tỏ ra là một ngôi sao màn bạc sáng chói trong ngành điện ảnh của đảng. Ăn nhau là ỏ cái chổ đó! Càng chém gió, càng nổ, càng to mồm trong quốc hội là cứ lên như diều gặp gió. Ai quan tâm đến việc đã làm gì cho dân cho nước? Nói thì dễ, nhưng làm được như ông tể tướng thì không dễ đâu nhé!

Hôm nọ, coi cái video clip phát biểu về việc bảo vệ chủ quyền đất nước của ông y tá Dũng (tui gọi ổng là y tá cho nó thân mật) trên trang mạng của đảng, lòng tui hừng hực nổi lên lòng căm thù bọn Trung Quốc xâm lược đến nỗi súyt nữa tui đã ra phường đăng ký thi hành nghĩa vụ quân sự. May có thằng cháu nội, nó chặn tui lại và nói: "Con xin ông nội. Ông có còn sức đâu mà đi lính!". Ừa, nó nói đúng thật. Tui già rồi. Làm gì còn gân, còn cốt mà đi lính... Nhưng trong lòng tui chợt nghĩ: "Không đi lính được, thì tui đi biểu tình". Đó cũng là một cách hưỡng ứng theo lời kêu gọi của anh ba y tá.

Thế là, tui "lên" facebook rình coi đám trẻ tổ chức biểu tình ở đâu để tui còn đến tham gia. Sau đó, tui khám phá ra bọn trẻ hẹn nhau ở bờ Hồ, ngày chủ nhật 27/11/2011. Được, chờ đấy nhé. Tui sẽ áo dài, khăn đóng, vác ô đi tham gia biểu tình. Cười khoan khoái và tui thầm nghĩ: "Sau lần biểu tình này, nếu không nhận được huân chương yêu nước hạng một của nhà nước, thì tui cũng được cái hạng hai..."

Sáng chủ nhật đẹp trời, sau khi ăn mặc chỉnh tề, tui đón xe ôm ra bờ Hồ với chí khí của chàng trai yêu nước của bốn mươi năm về trước. Vừa đến địa điểm tập hợp, tui bước xuống xe, trả tiền cậu lái xe ôm, bước lên lề, trịnh trọng rút trong người và đưa cao tấm biểu ngữ "Tôi, Nông Đứt Bùi, hưỡng ứng lời kêu gọi của thủ tướng Dũng, xuống đường biểu tình bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa". Sau đó, tui bước vội đến chổ nhóm người đang tập trung, bỗng có thằng nào đó nắm cổ áo tui và kéo giựt lại. Chưa kịp quay đầu lại để coi thằng nào mà nó dám cả gan như thế, thì tui nghe nó nạt lớn:

- Ông già hết gân kia, ông đi đâu đấy? Ông có về nhà coi cháu, hay là ông muốn tôi đưa ông về đồn?

Tui quay phắt đầu lại nhìn. À, thì ra nó là thằng công an nhân dân! Tui hỏi gằn nó:

- Thằng công an con nít kia, chú mày không thấy ông đang làm gì à?

Nó đáp:

- Ông đang dự định tụ tập trái phép, gây mất trật tự nơi công cộng.

Điên tiết lên, tui quát lại:

- Thằng này láo nhĩ! Ai bảo chú mày là tao gây mất trật tự nơi công cộng? Tao đang hưỡng ứng lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền đất nước của thủ tướng đây. Mày có tránh ra cho tao đi không?

Nó cũng không vừa và cười mĩa mai:

- Ông già! Bảo vệ chủ quyền mà đến lượt ông à? Việc này đã có đảng lo. Ông thủ tướng phát biểu trên truyền hình là nói chơi cho vui thôi. Ông mà tin, thì ông ngu ráng chịu. Ông có về nhà hay là ông muốn chúng tôi đưa ông về đồn?

Tui chẵng chịu thua:

- Mày có giỏi, thì mày bắt tao đi!

Thế là bốn thằng công an nhân dân xông vào, siết cỗ và quăng tui lên xe. Sau đó, chúng nó bắt tiếp thêm một số người biểu tình và đưa cả nhóm đến trường "phục hồi nhân phẩm". Giam giữ, tra hỏi đến tận tối, chúng nó mới thả tui về. Nỗi lòng đau đớn vì quá tin vào thằng sản, tui cay đắng nghẹn ngào và tự hỏi lòng: "Sản ơi, sao mày lại láo đến thế..."

Saturday, March 12

Ngày Người Dân Vô Tội Bị Đánh Chết Bởi Công An Việt Nam

Đã có quá nhiều cái chết vô tội do công an VN gây ra và đang có chiều hướng tăng lên. Tại sao chúng ta không chọn ra một ngày gọi là "Ngày Người Dân Vô Tội Bị Đánh Chết Bởi Công An Việt Nam" để tưởng nhớ đến những nạn nhân vô tội đã bị giết chết bởi công an VN và qua ngày này, mọi tầng lớp người dân có thể dùng nó để bày tỏ sự phẫn nộ về việc lạm quyền đánh chết dân vô cớ của lực lượng công an?

Đối với chính quyền cộng sản, chúng ta đừng nên mơ tưởng để nhờ vào sự bảo vệ của họ bởi vì họ là một tập đoàn chuyên chế độc tài dựa trên sức mạnh để đối diện với dân thay vì qua tranh luận. Vì vậy, họ đã bật đèn xanh cho lực lượng công an được phép dùng bạo lực dưới mọi hình thức nhằm răn đe đến người dân về sự bạo tàn của họ.

Sự việc đánh chết người phải cần chấm dứt ngay và không ai có thể giúp chúng ta bằng chính sức mạnh của mình. Hãy chọn một biểu tượng và chọn một ngày nào đó trong năm để làm ngày "Ngày Người Dân Vô Tội Bị Đánh Chết Bởi Công An Việt Nam". Kêu gọi mọi người xuống đường, hô to khẩu hiệu: "Chúng tôi phản đối công an Việt Nam đánh chết dân!" In và phát tán những truyền đơn kêu gọi mọi người dân cùng tham gia, ủng hộ cho ngày này, gửi thư đến các vị lãnh đạo tôn giáo kêu gọi họ vận động các tín đồ cùng hưỡng ứng ngày xuống đường.

Trong cái xã hội đầy bất công hiện nay, xin mọi người hãy nhớ rằng những việc xấu nhất trên đời có thể xảy đến với bất cứ ai và không ai có bảo vệ mình bằng chính bản thân mình. Hãy cùng nhau đoàn kết, hổ trợ và bảo vệ cho nhau để chấm dứt ngay cái tình trạng công an giết dân vô tội!!! Vì vậy, ngày:

"Ngày Người Dân Vô Tội Bị Đánh Chết Bởi Công An Việt Nam"

là một ngày cần phải có!

Tuesday, March 8

Vì Quốc Vong Thân


Là thanh niên, khi nước nhà có cơn nguy biến, đáp lại lời kêu gọi của sông núi, hàng ngàn thanh niên trai trẻ đã từ giả cha mẹ già, vợ hiền con thơ, để xung phong ra chiến trường làm tròn trách nhiệm thiêng liêng của người công dân yêu nước: Đó là bảo vệ tổ quốc. Dù vẫn biết có ngày đi và có thể không có ngày trở lại, nhưng với những gương mặt cương nghị đầy ánh mắt quật cường của họ đã nói lên lòng bất khuất, lòng yêu dân tộc và sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ thanh xuân của mình bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ cho thế hệ mai sau. Họ là những ai? Không ai xa lạ cả, đó chính là những người lính vô danh, là những anh hùng, là những người đã vì chúng ta hiến dâng cả cuộc đời của mình cho tổ quốc và chưa hề có một lời đòi hỏi, yêu cầu gì từ nơi chúng ta.

Chúng ta, những người Việt, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều mang một món nợ mà có lẽ, hết cả cuộc đời, chúng ta sẽ không bao giờ trả được đó là tuổi thanh xuân của những người lính đã nằm xuống. Điều mà chúng ta có thể làm được để ghi nhớ công ơn của họ là tổ chức những buổi lễ tưởng niệm để ngậm ngùi, xót xa và tôn vinh sự hy sinh cao cả của những vị anh hùng đã vì quốc vong thân. Và, cũng để giáo dục cho thế hệ mai sau hiểu được, dân tộc ta là một dân tộc bất khuất và luôn có những chàng trai anh hùng sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc Việt Nam.

Nhưng, đau đớn thay, chỉ vì cái tình "hữu nghị" với giặc phương bắc mà nhà cầm quyền Việt Nam đã quyết định không tổ chức những buổi lễ cầu siêu để dành những giây phút mặc niệm tưởng nhớ đến những người lính vô danh đã khuất... Thậm chí, đến những di tích lịch sử oai hùng của những trận đánh đẩm đầy máu của người chiến binh đã được lệnh đục phá đi. Nay, chỉ còn lại dấu vết của sự hũy hoại theo năm tháng, của con người và lui dần vào trong quên lãng...!

Đảng cộng sản Việt Nam, tại sao phải làm như vậy? Tại sao quí vị nỡ quay lưng lại với những người đã khuất mà không một lời giải thích? Cái tình "hữu nghị" của hai nước có quan trọng bằng sự hy sinh cao cả của những người lính oai hùng đó không? Vì ai mà họ phải hy sinh bỏ lại mẹ già, con thơ không người chăm sóc? Vì ai mà họ đã nằm xuống trong rừng sâu hoang vắng, mồ hoang tập thể không một nén nhang cúng bái? Lương tâm của các vị đã bỏ đi đâu mất rồi? Đây là những gì mà các vị đáp lại cho họ đó sao?!!!

Thật quá mĩa mai cho cái gọi là tình "đồng chí"! Có lẽ hai chử "đồng chí" bây giờ không còn cái nghĩa của những người cùng nằm gai nếm mật, mà nghĩa thật của nó là "đồng chí" của những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, quyền cao chức vọng, tận hưỡng vinh hoa phú quý, tham sống sợ chết, quì lụy giặc ngoại xâm để xin được che chở. Có lẽ, đây cũng là lúc mà cái bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của các vị lãnh đạo đảng đã bị rớt xuống và lòi ra cái gương mặt yếu hèn nhợt nhạt chuyên trục lợi cá nhân và mãi quốc cầu vinh.

Các anh chị trong các lực lượng vũ trang, hãy nhìn vào tấm hình này, rồi suy ngẫm cho cái chế độ mà các anh chị đang ngày đêm bảo vệ. Nó có xứng đáng để vì nó mà các anh chị phải hy sinh hay không? Hãy tự tìm một câu trả lời chân thật cho chính mình.

Với một chế độ tham nhũng và bất công là quốc nạn, liệu rằng các vị lãnh đạo có dám xông ra chiến trường khi có giặc ngoại xâm từ phương bắc? Điều này khó có thể xảy ra và vì sự an toàn cho cá nhân, họ đã dâng ải Nam Quan, Trường Sa và Hoàng Sa cho bọn Trung Quốc. Vậy, họ có xứng đáng là những người tài ba đứng ra lãnh đạo đất nước và bảo vệ giang sơn gấm vóc?

Họ, là một tập đoàn vô cảm, sống phè phởn trên sự hy sinh của những người lính. Không một chút tiếc thương, một chút đồng cảm, có lẽ, điều mà họ quan tâm nhất là phải vơ vét tài sản quốc gia cho thật nhanh và thật nhiều phòng hờ những cuộc cách mạng nổi dậy của người dân.

Các anh chị trong các lực lượng vũ trang, bất kể các anh chị phục vụ dưới bất cứ chế độ nào, nhiệm vụ cao cả mà các anh chị đang mang trên người đó là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, chứ không phải bảo vệ một tập đoàn nào cả. Hãy thức tỉnh và đừng bao giờ bán mạng cho cái chế độ thối nát này bởi vì nó sẽ không bao giờ nhớ đến công lao của các anh chị và lịch sử đã chứng mình được điều này. Khi thời điểm đã đến, hãy hòa mình với làn sóng cách mạng để dành lại quyền làm chủ đất nước, bảo vệ từng tất đất mà cha ông đã giao lại cho chúng ta, hãy làm những gì mà các anh chị có thể làm để rạng danh cho đời sau:

"Những người lính anh hùng của tổ quốc!"

Monday, March 7

Đảng Chơi Đẹp...

Trái với sự phỏng đoán của tôi, với năm 2011, đảng "mình" có vẻ chơi đẹp hơn năm ngoái vì đã giữ lời hứa trả lại tự do cho Luật Sư Nguyễn Văn Đài đúng hẹn! Ừa, ít ra cũng phải vậy để cho cái đám đấu tranh dân chủ họ nễ mặt một chút. Chơi hoài cái luật rừng, thì ai mà dám chơi nữa, phải không đảng? Nhưng, phải công nhận cái anh Đài này may mắn thật...Với tình hình chính trị trên thế giới đang có những biến động "diễn biến hoà bình", mà đảng thả anh ra, là một điều vô cùng kỳ diệu! Thôi, cũng chẵng phải tự do gì đâu, tù nhỏ bước ra tù lớn! Rồi đảng cũng ra lệnh vài anh mật vụ rình mò trước nhà 24/24 để theo dõi nhất cử, nhất động của anh Đài mà thôi.

Nhân dịp này, xin hỏi đảng một câu. Đã chơi đẹp rồi, thì phải chơi đẹp luôn cho bà con nó sợ! Thả quách cái đám dân đen dân chủ để lấy lại phong độ của mình. Nghe nói đảng ta năm nay đang vận động để xin một cái chân trong ủy ban quốc tế nhân quyền gì đó. Uí chà! Đây đúng là cơ hội ngày năm một thưỏ để chứng minh với cộng đồng quốc tế, dưới sự cai trị của đảng, Việt Nam không có vi phạm nhân quyền! Nói nhỏ với đảng nè: "Chẵng lẽ mình cứ để tụi quốc tế nó xếp mình đứng hạng bét hoài sao?" Nhục quốc thể lắm! Phải thay đổi tư duy để theo kịp với trào lưu chứ! Vả lại, năm nay đảng có cụ tổng mới, không lẽ tổng mới lại "ngựa theo đường củ" của tổng cũ à?! Thiên hạ nó cười chết! Nhất là đừng để mấy tên còm-sỹ ốm yếu mượn cớ bôi nhọ vào mặt của đảng! Em vẫn biết cái mặt của đảng nó đã dầy từ lâu, nhưng bây giờ là thế kỷ 21, mình phải học theo lối sống văn minh để giống với mọi người, chơi luật rừng xanh mãi, em ngại đi chung với đảng quá!

Đảng cứ tin em, thả hết cái bọn cứng đầu này ra rồi đăng đàn cùng nhau tranh luận với họ. Có gì mà đảng phải sợ? Chẵng phải đảng đã từng nói "Ý đảng, lòng dân" đó sao? Họ muốn đa nguyên à? Trưng cầu dân ý thì biết ngay, nhưng mà đảng nè, đảng có bịp em không vậy? Sao em nghi quá...! Từ ngày đảng lên ngôi vua đến giờ, em chưa thấy đảng dám trưng cầu ý dân về điều gì!!! Chỉ toàn là chỉ thị của bộ chính trị đưa ra...À, hay là đảng "nừa nuôn" cả em???? Ôi, nếu đúng là như vậy, thì "nòng" của em nó tan nát ra từng mảnh vụn...!

Tóm lại, năm nay đảng chơi đẹp hơn năm ngoái. Em ghi vào một bàn thắng cho đảng. Nhưng, đảng vẫn còn quấy nhiễu các nhà dân chủ, em ghi hai bàn thắng cho họ. Quí một năm 2011, tỷ số 2-1 nghiêng về phe dân chủ... Cố lên đảng nhé...Em mời đảng tách trà hoa lài...

Phó thường dân: Gió mưa là chuyện của trời…

Gió mưa là chuyện của trời
Nước non là chuyện của người công dân

(Phỏng thơ Nguyễn Bính)

Cả hơn tuần nay phó thường dân tôi nằm bẹp ở nhà. Chẳng buồn đi đâu vì trời hết mưa xong chuyển sang đổ tuyết. Mưa ở vùng Tây Bắc Hoa-kỳ này nhiều đến nỗi người dân địa phương thường tự trào rằng “Đã là người Seattle thì nắng không đủ sạm màu da, chỉ dầm mưa cho rỉ sét.” (Seattlite don’t tan, we rust).

Nói thì nói vậy thôi chứ trung bình lượng nước mưa rơi ở Seattle vẫn còn thấp so với các nơi khác trên toàn quốc. Seattle đứng hạng thứ 44 sau cả New York, Miami, và Boston. Nhưng (cái nhưng đáng kể này) số ngày mưa ở Seattle thì có thể được cho là “hơi bị” cao. 158 ngày trong năm, gần như là 50 phần trăm. Tạm coi là ngày nắng, ngày mưa cứ thay phiên nhau.

Nhưng được một cái là mưa ở đây lai rai theo kiểu mưa phùn lất phất. Không nặng hột như mưa rào, mưa trôi nồi thủng rế, mưa trắng trời trắng đất, hay mưa lút mặt lút mày. Hồi mới sang đây phó thường dân tôi mấy năm đầu còn che dù khi đi mưa. Rồi vì tật hay bỏ quên, làm mất, nên riết cũng quen, và thế là từ hai mươi mấy năm cho tới giờ chẳng bao giờ bận tâm che dù hoặc mặc áo mưa.

Ở đây nếu năm nào mà không có tuyết và mưa ít thì các viên chức thành phố -- giới chức tiểu bang, công ty điện, sở cung cấp nước — liên tục cảnh báo và giáo dục người dân tiết kiệm. Chuyện kêu gọi điều tiết giảm thiểu sử dụng điện nước để hầu bảo đảm cung cấp nhu cầu cho tư nhân và hảng xưởng nhất là thời gian cao điểm mùa hè. Họ nói dzậy phòng hờ chứ phó thường dân tui thấy cũng tùy. Vì vẫn có nhiều người xài xả láng chẳng giữ gìn gì ráo trọi, và bù lại cũng nhiều người để ý xử dụng điện nước cẩn thận. Tựu chung hơn mấy chục năm nay tui hổng bao giờ thấy ai phải chịu thiếu nước, thiếu điện.

Ủa, gió mưa là chuyện của trời … nói tới nói lui làm chi hè!

Ừa, mưa thì mới có nước… hổng có mưa thì “lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.

Thiếu nước là thấy thở ngáp ngáp rồi. Thời vượt biên ngày nào làm sao quên nổi! Không có nước thêm vài hôm nữa thì phó thường dân tui đã há miệng cá ngáp ngoài Thái bình dương rồi!

Nhưng nguy nhất giờ là mất nước tuốt luốt, là tiêu tùng vạn vạn con cháu vua Hùng à nghe…

 

Thiếu nước, thừa nước, mất nước

Nói tới từ ngữ nước thì phó thường dân tui thiệt tình hổng làm sao hiểu nổi những chuyện cắc cớ thiếu nước, thừa nước, mất nước ở cái đất Việt Nam thời “hiện đại” này.

Năm nào cũng hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến việc mùa màng thất bát. Thiếu nước thì đưa đến thiếu điện. Điện cúp lia chia bất kể đêm ngày, chẳng chừa nơi đâu, có đến chết người.

Thiếu điện thì lập tức có thiên tài đảng ta no, có xây đập thủy điện. Mỗi tỉnh mỗi vùng mạnh ai nấy làm, xây đập thủy điện để tăng trữ lượng nước và công suất điện. Có nước đâu mà trữ! Nước ở trên trời rơi xuống, ở thượng nguồn chảy ra chứ đâu phải cứ xây lên là có nước, có điện.

Cả hai miền đất nước lệ thuộc vào nguồn nước chính từ sông Mê-kông và sông Hồng. Hai nguồn nước đó giờ đã cạn kiệt, giảm lưu lượng một cách kinh hoàng. Sông Tiền, sông Hậu có những đoạn nước cạn tàu bè không chạy được. Còn sông Hồng thì trơ bãi cát ngang sông.

Vì sao? Chuyện gì ở đầu nguồn? Ai cản ai ngăn? Hay chăng là chuyện “lạ”?

Thiệt lạ hết sức nghen. Ở Việt Nam bây giờ thì gần như đụng phải chuyện gì cũng là chuyện “lạ”. Tàu “lạ”, rau quả “lạ”, hoá chất “lạ”, gạo “lạ”, công nhân “lạ”… riết rồi dám Việt Nam cũng thành nước “lạ”.
Chưa xong. Hết thiếu nước thì đến thừa nước. Toàn trò cắc cớ. Cứ mỗi lần mưa xuống thì thành phố ta tha hồ ngập nước [1]. Ngập từ mắt cá, ngập lên đầu gối, ngập tới thắt lưng. Ngập cống, ngập đường, ngập chợ, ngập thả dàn (thả bè).

Triều cường đó mà. Nghe mà bắt mệt. Hoa mỹ chơi chữ làm chi cho má nó khi.

Ngập nước thì nói đại là ngập nước cho nó gọn, chứ đừng có đổ thừa cho sông cho biển. Rồi thì thau chậu, phao chảo, thùng phi, thùng xốp, tất cả các phương tiện di chuyển chiến lược trong hai thành phố mang tên (cá) ngừ và thủ đâu Hà Nậu. Nẩu nói thâu rầu?

Thiếu nước và thừa nước mà không sang qua, sớt lại cho toại lòng nhau được. Nghiệt dzậy! Nhưng chịu vậy sao? Thôi thì còn nước còn tát chớ biết sao giờ.

À mà phó thường dân tui có nghe ở cả thế giới chỉ có mỗi Việt Nam là từ ngữ “nước” để chỉ cho đất Việt Nam. Đất đi kèm với nước thành “đất nước”, nghĩa là “nước” bao hàm cả đất và nước. Nước đối với người Việt Nam rất quan trọng, bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Văn minh của những người xâm mình chống thuồng luồng, của Lạc Long Quân, vị thủy thần huyền tổ giống Lạc Việt. Lạc cũng là nước. Tức là khi nói về Việt Nam là nói đến nước.

Thế nên điều đáng sợ là Việt Nam đang dần dần mất nước – mất biển, mất đảo, mất đất, mất chủ quyền – Còn ai bứng (trồng) khoai đất này! Đó là đám nội-thực-dân Đảng CSVN.

 

Cóc kêu với trời!

Nói tới nước thì phó thường dân tui nhớ lại câu chuyện con cóc là cậu ông trời. Cóc chỉ nghiến răng kêu là trời mưa. Nhiều người chắc ai cũng quên đầu đuôi câu chuyện rành mạch ra sao mà chỉ nhớ đến đoạn “cóc nghiến răng trời mưa”. Nhưng mà có phải thật vậy không? Hay là cóc cứ nghiến răng kêu trời mà trời vẫn cóc thèm để ý?

Cóc kêu với trời thì nhằm nhò gì. Hãy đọc vài dòng về số phận Phan Khôi, con cóc tía dưới thời VNDCCH năm 1954-1960:
Tiếng thở dài và tiếng chép miệng của ông trong những ngày cuối cùng như còn vọng lại. Sinh thời, mỗi lần ông nói đến một nỗi oan khuất nào đó của người đời, ông vẫn thường nhắc đến tiếng cóc kêu với trời! Gió mưa là do chuyển hoá Đông - Tây của thời tiết, nhưng vẫn có người tốt bụng tin rằng: Trời mưa nhờ có cóc kêu. (Trần Duy, Tưởng niệm về Phan Khôi đăng trên Talawas ngày 18/6/2008)
Còn thời CHXHCNVN thế kỷ 21 thì sao? Một con cóc kêu trời cũng chẳng được chi. Con cóc tía Cù Huy Hà Vũ đã chạm tới thiên đình nhưng thượng hoàng đã sai đám thiên lôi chỉ đâu đánh đó dương búa sấm sét, đóng gông vào cùm.

Cóc con thì dzậy, còn trời (con) thì sao?

Thượng hoàng bộ chính trị đã chẳng ra rả ca ngợi cái “thiên đường cộng sản” đó sao? Có gì mà than vãn.
Phó thường dân nghĩ lại thì thấy cũng hổng trật. Thiên đường cho tập đoàn tội phạm vì họ tự tung, tự tác muốn làm gì thì làm, muốn vơ vét, lam nham, lũng lạm cỡ nào cũng được.

Họ nói “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” cũng trúng phóc luôn. Năng lực họ hổng có, họ yếu/thiếu khả năng thì họ chỉ làm lam nham thôi. Nhu cầu thì ngược lại rất cao, nên họ cần vơ vét hết để thỏa mãn chúng. Để tui nhớ nha: nhu cầu xây đền thờ họ [2], nhu cầu đi xế khủng, nhu cầu rau sạch [3], nhu cầu nhất dạ đế vương [4].

Chỉ có đám nô-lệ-mới (phó) thường dân thì đối với họ là không có nhu cầu nhiều, lại có năng lực lao động cao nên phải được tận dụng hết cỡ trăm phần trăm. Người nô lệ thì bù đầu cắm cổ làm việc, đâu có thời giờ hoặc cần tiêu khiển nên cơm hẩm, cà thiu, cháo rau qua ngày là quá lẽ phải rồi.

Thử coi nè. Ai đời có cái anh chàng lao động xuất khẩu con thằng cha mắc dịch nào đó hổng biết. Vừa học (hộc xì ke), vừa làm (lừa) xong hai ba bằng cấp trong vòng mấy năm ngắn hổng rõ. Nhưng đến giờ thứ 25 đăng đàn vào ủy viên Trung Ương sánh vai với người (S)ang kẻ (T)rọng. Giữ lề mề vai công nhân làm chi cho mệt cái thân! Hãy đình công lãng việc rồi từ đó phấn đấu thay tên thành Tuấn, đổi họ là Nông, để thoát đời công nhân vô sản. Tự nhiên thành chàng Nông tuấn kiệt [5] dzô quyền, dzô tiền là chắc ăn nhứt.

Chưa hết. Gã cha của thiếu chủ Nguyễn Thanh Nghị [6] thì lấy của thiên (hạ) trả địa cho tên này xài xả láng. Y được (ngao) du học ở trường cha già đế quốc Mỹ George Washington, hổng phải trường ĐH Đảng (cha già dân tộc) Hồ Chí Minh à nha. Mới học ra trường (2006) “phục hổ, tàng long” chờ vài năm sau (2009) “được” bổ nhiệm Phó hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc TP HCM. Rồi úm ba la ùm bà là thành là ủy viên trung ương (2011).

Tui nghĩ các sinh viên trẻ có khả năng, năng lực chắc còn hơn tay này nhiều. Nhưng tiếc thay là các bạn không làm sao “phấn đấu” để được lọt vào giai cấp COCC, CCCC (con ông cháu cha, con cháu các cụ). Các bạn nằm trong giới vô sản cccc (con cóc cái cò) thành ra cứ nghiến răng kêu trời và lặn lội bờ ao kiếm ăn đi thôi. Bạn nào không việc đúng nghề thì đi làm cửu vạn, công nhân vệ sinh vận dụng sức cơ bắp. Trọng trách quyền lợi thì để “trời con” BCT tự nhiên no giùm.

 

Thời phế anh hùng (anti-heroic)

Các dân mạng thông rành thời cuộc, tình hình thế giới hơn phó thường dân tui thì ai cũng biết. Những cuộc cách mạng bạo lực, chuyên chính giai cấp hay ý thức hệ đang gần như bất khả thi trong hoàn cảnh thế giới hiện giờ. Thời bây giờ coi như là thời phế-anh-hùng (anti-heroic). Thời một mình, một ngựa Kinh Kha đã tàn, chỉ để tán trong trà dư tửu hậu. Thời bây giờ không chờ một lãnh tụ, một thánh Gióng xuất hiện khai lộ, dẫn đường.

Giờ là thời của người cùng khổ, không ý thức hệ, không phân biệt giai cấp, chính kiến. Thời của nông dân mất đất, của công nhân lương chế đói, của ngư dân không biển chài bắt, của sinh viên không việc, của phụ nữ đi làm ôsin, của tráng niên đi làm cửu vạn, của trẻ em/cụ già lang thang bán vé số, của người rơm/người rừng lưu lạc phương trời, của thiếu nữ cô Kiều bán thân đợ nợ.

Giờ là thời số phận con giun cái kiến quằn lên đòi làm người, làm công dân với đủ nhân quyền dân quyền.
Tất cả những người đang thiếu nước, thiếu cơm, không có chủ quyền, hay đang dần dần mất nước cũng phải biết tụ tập đoàn kết đồng cảm với nhau.

Không chóng thì chầy họ cũng theo gương cóc tía nhỏ bé cùng các chị cua ôsin, anh gấu cửu vạn, đàn ong công nhân, ông cọp dân oan, cô cáo sinh viên náo động thiên đường đòi mưa, có nước làm ăn, có đường sinh sống.

Nước là nước của nhân dân, của đồng bào chứ đâu phải nước mang tên XHCN hay độc tài cộng sản. Đồng bào sống trong nước nhưng oái ăm thay nước thì đã mất vào tay nội-thực-dân. Sao đồng bào buộc đành làm người nô-lệ-mới khát nước mà lại phải phục vụ đám bạo quyền tập đoàn tội phạm bộ chính trị Đảng CSVN?
Phải đòi bằng được quyền công dân và quyền làm người và cho một một xã hội chuyển đổi trở nên tử tế, lương thiện. Quyết không sống chung với “lũ”, với “đồ đểu”, với “chuyện thường ngày ở huyện”.

Sinh viên đòi quyền có công ăn việc làm dựa vào khả năng chứ không dựa vào thân thế con ông cháu cha, con cháu các cụ, hoặc phe nhóm. Công nhân đòi quyền lãng công, đình công để đòi hỏi và đạt được cải thiện điều kiện công việc và lương bổng tương xứng. Nông dân đòi quyền hiệp hội, được tín dụng, bình ổn giá cả phân, giống. Ngư dân đòi được sự bảo vệ của hải quân trong vùng lãnh hải quốc gia không bị khủng bố từ tàu “lạ”. Thương nhân đòi hỏi được tự do buôn bán hợp pháp không bị nhũng nhiễu bởi các quan thuế, quan thanh tra, quan thổ, quan quân…

Đồng loạt, đồng lòng, đồng hành sát cánh đòi lại quyền chính đáng. Nếu cóc nghe lời bàn qua, tán lại thì cóc đã nhảy về đáy giếng cạn nghiến răng ken két than trời trách phận. Nếu cóc một mình một thân thì gà trời đã mổ cho lòi óc. Cóc kết hợp với những con vật khác đem dũng khí và trí thông minh sáng tạo để lên tới thiên đình đòi mưa, có nước, đem sức sống cho vạn vật. Cóc vận dụng trí khôn dùng sở trường của từng con vật để chống đỡ lại thiên lôi (công an còn đảng còn mình, chỉ đâu đánh đó), gà trời (gà thiến gáy to từ các kèn đồng thau/Đông La), và chó (chánh án) nhà trời. Cóc kiên cường, dũng cảm đã quyết tâm cứu mình và cứu cả muôn loài.

Cha ông chúng ta đã sống nhẫn nhục bao năm và ta còn phải sống nhẫn nhục bao năm nữa?

Đã có những ngày mà con người lương tâm táng tận, con tố cha, cháu tố bà, bạn bè tố nhau. Đã có những ngày mà phẩm giá con người bị bôi nhọ, chà đạp, xoá tên và xóa dấu vết người (Phan Khôi, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Văn Sương). Đã có những ngày mà họ trở thành người lưu đày trên chính nước họ (Trần Đức Thảo, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Trần Luật) và là “kẻ mất phép thông công” (Nguyễn Mạnh Tường, Cù Huy Hà Vũ). Đang có những ngày mà sự đểu cáng, lừa đảo trắng trợn là điều hiển nhiên cho thời kỳ “đồ đểu” khi hàng loạt tiến sĩ mác giả nắm chức vụ quyền năng quan trọng còn tiến sĩ hàng thật thì xách cặp, soạn bài cho quan “tiến sĩ giấy”.

Cha ông chúng ta đã sống nhẫn nhục bao năm và ta còn phải sống nhẫn nhục bao năm nữa?

Đang có những ngày mà chính quyền dùng phân, dùng bao cao su để bôi bẩn, bôi nhọ nhân phẩm con người. Đang có những ngày mà nhà nước dùng đầu gấu, tội phạm hành hung, gây hấn, đả thương những công dân yêu nước. Đang có những ngày mà “trung với Đảng” tội phạm để được quyền hành, bổng lộc. Đang có những ngày mà “hiếu với dân quan (đầy tớ)” đem lại ô dù bao che tội ác [7]. Những ngày dài lặng chìm trong đau khổ vẫn tiếp tục…

Cha ông chúng ta đã sống nhẫn nhục bao năm và ta còn phải sống nhẫn nhục bao năm nữa?

Có dăm người luận bàn về thời cơ và phương án. Thời cơ ở đâu? Đến khi nào thì đủ điều kiện? Chờ đợi minh quân lãnh đạo nào xuất hiện? Ai là người quyết định thời điểm cơ hội? Ai là người xác quyết điều kiện chủ quan/khách quan, cần và đủ? Chính trị gia nào phất cờ? Bình luận gia, chuyên gia nào phân tích rạch ròi lên hiệu bật đèn xanh? Phương án nào và ẩn số nào tối ưu? Chuyện lớn hay chuyện nhỏ? Chuyện thật hay chuyện giả?

Phải chăng chuyện sẽ đơn giản hơn khi mỗi chúng ta chọn lựa ứng xử và hành động tự cứu mình và cứu muôn loài như chàng cóc bé nhỏ. Có dũng khí để tranh đấu dành lại quyền lợi nhân phẩm khi sinh ra đã có. Biết hợp quần để tạo sức mạnh. Đem trí tuệ vận dụng mọi phương tiện trong cuộc đấu tranh. Ngày mai còn nước là do kết quả những gì bạn làm không ít thì nhiều hôm nay.

Có cần bảo hộ cái tuyên đoán điều gì sẽ xảy đến khi các luật gia lên tiếng đòi lại nhân phẩm và tự do cho đồng nghiệp Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật?… Khi các sinh viên và công nhân vận động đòi trả lại tự do cho những nhà đấu tranh bảo vệ giới lao động Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh … Khi các giáo dân công giáo, phật giáo, tin lành vùng lên đòi trả lại nơi thờ phượng, chốn cầu nguyện. Khi các nông dân dân oan đòi đền bù, trả lại đất đai bị cưỡng chế. Và khi thế hệ trẻ tận dụng trí tuệ, tự tìm nhiều phương thức khác nhau để hợp quần, hiệp thông, hỗ trợ, chia vai, nương tựa lẫn nhau đấu tranh đòi lại quyền làm chủ đất nước?

Chúng ta không còn nước sống [8].

Thế kỷ này là thế kỷ của trí tuệ trẻ vạn năng, của những người cùng khổ, cùng vươn lên đánh đổ độc tài toàn trị, dành lại đất dành lại nước.

Sức mạnh của thế kỷ ở trong chính bạn.

© 2011 Vietsoul:21
_______________________
[1] Mưa lớn kết hợp triều cường, Sài Gòn tê liệt trong biển nước, VNExpress
[2] Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng
[3] Thăm nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, BBC
[4] Quê hương Việt Nam đi về đâu, baotoquoc
[5] Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời…, Danlambao
[6] Xem 5
[7] Nản… khi Sầm Đức Xương được xử kín, boxitvn
[8] “Kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi!", Danlambao

Sunday, March 6

Đa Nguyên Là Phản Động?

Khi bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào kêu gọi một xã hội đa nguyên, hầu hết tất cả đều bị các chế độ độc tài chụp cho cái mũ "phản động" và thường bị dập tắt bởi những cách thức khác nhau. Có người bị bắt đi tù, người khác bị quản chế và thậm chí có người bị thủ tiêu. Câu hỏi được nêu ra đa nguyên là gì và tại sao các chế độ độc tài lại sợ và không chấp nhận một xã hội đa nguyên?

Theo định nghĩa, một xã hội đa nguyên bao gồm nhiều thành phần tổ chức, đảng phái có những quyền bình đẳng như nhau, cùng tham gia vào một guồng máy nhà nước trong khuôn khổ đã được hiến pháp qui định. Trong một xã hội đa nguyên, quyền lực không được thâu tóm vĩnh viễn vào tay một đảng phái nào và nó phải được phân chia đều ra nhằm mục đích hạn chế sự thao túng quyền lực và điều này sẽ giúp cho việc ngăn cản sự hình thành của một chính thể độc tài. Một xã hội đa nguyên không phải là một điều gì mới mẽ, bởi nó đã được áp dụng trong những nước phát triển có một nền dân chủ tự do trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, v.v..

Chúng ta hãy cùng nhau mỗ xẽ để tìm ra nguyên nhân tại sao những chế độ độc tài đều sợ và không muốn chấp nhận một chính thể đa nguyên.

1. Không muốn phân chia quyền lực: Có lẽ, đó là then chốt quan trọng nhất mà các chế độ độc tài đều có cùng một quan điểm chung. Thật vậy, đối với những chế độ độc tài, quyền lực cũng đồng nghĩa với sự tồn vong, do đó, họ cương quyết không chấp nhận một xã hội đa nguyên vì họ hiểu được rằng ở trong một chế độ đa nguyên, quyền lực sẽ được phân tán và được giám sát bởi các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai trong xã hội. Nhưng, đối với những chế độ độc tài, chấp nhận một chế độ đa nguyên chẵng khác nào tự khai tử cho chính họ, vì thế, họ mặc nhiên bất chấp mọi dư luận và dùng mọi thủ đoạn kể cả nổ súng vào người dân để bảo vệ cái quyền lực độc tôn mà họ đang có trong tay. Nhưng, có lẽ họ đã hoàn toàn sai khi nghĩ rằng quyền lực phải được tập trung và thuộc về họ. Quyền lực của một quốc gia vĩnh viễn không bao giờ thuộc về bất cứ một đảng phái nào và nó phải thuộc về người dân vì chỉ có người dân mới thật sự là người làm chủ đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải ý thức rằng, chế độ độc tài là một chế độ cướp đi quyền làm chủ của người dân và đồng nghĩa với đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

2. Trục lợi cá nhân: Từ độc tài sẽ dẫn đến lạm dụng quyền lực, từ lạm dụng quyền lực sẽ dẫn đến những trục lợi cho cá nhân như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp tài nguyên quốc gia, cướp đoạt đất đai, mua quan bán chức v.v.. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến bất cứ một chế độ độc tài nào cũng đều sống chết để bám giữ bằng được cái chế độ của họ. Bởi, quyền lực đi đôi với lợi nhuận và lợi nhuận thi thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi về vật chất của cá nhân. Ở trong xã hội Việt Nam ngày nay, hầu hết tất cả các cán bộ, quan chức nhà nước bằng cách này hay cách khác đều tham nhũng và ăn cắp của công tạo nên một dây chuyền từ trung ương cho đến địa phương. Chúng ta có thấy bất cứ ông hoặc bà cán bộ nào đang tại chức, tại quyền mà không sống trong cảnh giàu sang phú quí? Không ai có thể hiểu được với một đồng lương tạm đủ sống cộng thêm sự lạm phát như phi mã, làm sao họ có thể làm giàu một cách nhanh chóng như vậy?!

Tham nhũng, hối lộ, thiếu công bằng, hà hiếp dân lành, bưng bít thông tin, yếu hèn quì lụy trước ngoại bang là những gì mà chúng ta thường thấy trong một chế độ độc tài, vậy trong một xã hội đa nguyên, chúng ta sẽ được những gì?

1. Quyền làm chủ đất nước: Chỉ trong một xã hội đa nguyên, người dân mới thực sự là chủ đất nước của mình bằng những lá phiếu thông qua những cuộc bầu cử công bằng, minh bạch để bầu chọn những ứng cử viên thích hợp đảm nhiệm trọng trách lèo lái vận mệnh của đất nước.

2. Một xã hội tự do, công bằng: Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền tham gia vào guồng máy nhà nước mà không bị phân biệt tuổi tác, xuất xứ hoặc bất cứ một đảng phái nào, có quyền tự do cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh và quan trọng nhất là có quyền tự do phản biện đối với những chính sách sai trái mà không bị bất cứ một sự trả thù nào.

3. Một xã hội lành mạnh: Khi quyền lực đã được cân bằng và chịu dưới sự giám sát của người dân, những quốc nạn như tham nhũng và hối lộ tất nhiên sẽ bị phanh phui và trừng trị bởi luật pháp. Vì vậy, những tệ nạn xã hội sẽ được giảm đi một cách đáng kể.

4. Cơ hội cho một đất nước phát triển: Dù chúng ta có cố gắng đến đâu, đất nước của chúng ta cũng không thể phát triển lên được nếu xã hội vẫn còn dưới sự cai trị bởi một thể chế độc tài. Nhưng trái lại, trong một xã hội đa nguyên, nhà nước là do dân bầu ra và làm việc theo đúng lợi ích của người dân, cơ hội để có một đất nước vươn lên hoàn toàn có thể thực thi được.

5. Một cuộc sống ấm no, tươi đẹp cho người dân: Đây không phải là một ảo tượng mà thực tế đã chứng minh được điều này. Chúng ta hãy thử nhìn vào những nước tự do trong khu vực châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, v.v.. Đời sống của người dân họ như thế nào? Có phải là họ đã vượt chúng ta quá xa? Chúng ta hãy tự hỏi tại sao họ có được những bước nhảy vọt như vậy, mà chúng ta lại không thể? Đó là vì đất nước của họ được xây dựng trên một nền tảng dân chủ và đa nguyên.

Những lời kêu gọi đa nguyên, đa đảng cho xã hội Việt Nam có phải là những lời phản động hay không, xin dành lại cho bạn đọc tự tìm câu trả lời cho chính mình. Muốn có một đất nước vươn mình, muốn có một xã hội lành mạnh và công bằng với một guồng máy nhà nước công khai và minh bạch, muốn có một đời sống tự do và hạnh phúc, có lẽ chỉ có một con đường duy nhất. Đó là con đường đa nguyên, đa đảng cho đất nước Việt Nam. Và, muốn làm được điều này, các bạn hãy ủng hộ và tham gia vào bất cứ hoạt động, phong trào kêu gọi dân chủ nhằm biến ước mơ thành sự thật cho một xã hội phồn vinh, công bằng và tự do.

Con đường đấu tranh cho một đất nước dân chủ và đa nguyên sẽ còn dài và còn nhiều chông gai, bởi có chế độ độc tài nào dễ dàng chịu từ bỏ những quyền lực mà họ đang có trong tay? Nhưng lịch sử đã chứng minh lòng dân là một sức mạnh vô biên và những ai đi ngược lại lòng dân kẻ đó sẽ bị hũy diệt.

Nông Đức Dân

Friday, March 4

Lực Lượng Công An: "Mất-Đảng-Còn-Mình"

Với một cách nhìn khách quan hơn, có lẽ toàn thể lực lượng công an cũng không hẵn là những người xấu. Đặc biệt là các anh chị công an đang trực tiếp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn trong xã hội như điều khiển giao thông, tệ nạn xã hội, công an biên phòng v.v.. Công bằng mà nói, sự cống hiến này của họ, đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ an toàn cho đời sống của người dân. Chúng ta hãy thử tưởng tượng, nếu có một ngày, chúng ta thấy vắng bóng của những người công an này trên đường phố, thì trật tự của xã hội sẽ hỗn loạn như thế nào? Vì vậy, với những người công an chân chính, họ luôn xứng đáng được xã hội tuyên dương và luôn được đón nhận những ánh mắt trìu mến, kính phục từ người dân để cổ vũ cho những nhiệm vụ cao cả mà họ đang thi hành.

Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ trong lực lượng công an, thay vì làm đúng chức năng của mình để bảo vệ người dân, họ đã đi ngược lại nhiệm vụ đó và thường cậy quyền, cậy thế để tham nhũng, hà hiếp dân nghèo, càng làm cho người dân ngày càng xa lánh người công an. Ngoài ra, còn có rất nhiều những phần tử lãnh đạo công an vì sự tồn vong và lợi nhuận cá nhân đã không ngừng đầu độc vào những lực lượng công an trẻ với như lời lẽ tuyên truyền vô cùng kỳ quái, ví dụ như: "Còn đảng còn mình"! Tại sao phải còn đảng còn mình, mà không phải là "Còn dân còn mình"? Công an từ đâu mà ra? Có phải đảng đã sinh ra công an, hay những người công an này cũng chỉ là những con em của người dân bình thường? Đây là điều mà các anh chị công an cần nên suy ngẫm vì nhiệm vụ của người công an không phải bảo vệ đảng, mà phải là bảo vệ dân!
Thật vậy, đảng cộng sản đúng ra một đảng phái đeo đuổi những mục tiêu chinh trị nào đó và không bao giờ được gọi là "thay mặt người dân" như họ đà thường tuyên truyền, bởi vì có rất nhiều người trong mọi tầng lớp xã hội đã không cùng chung một quan điểm chính trị với đảng, vậy làm sao đảng cộng sản có thể tự cho mình cái vai trò "đại diện một tập thể dân tộc?"!!! Để chứng minh điều này, các anh chị hãy tự hỏi với chính mình: Đảng cộng sản có bao giờ làm một cuộc trưng cầu dân ý để dò hỏi lòng dân rằng đảng có phải là một đảng duy nhất đại diện cho người dân hay chưa? Hoàn toàn không có! Điều này nói lên rằng đảng cộng sản đã không danh chính ngôn thuận và họ đã cướp đi cái quyền làm chủ đất nước của người dân! Và, cũng chưa chắc tất cả các anh chị trong lực lượng công an có cùng một quan điểm chính trị với đảng cộng sản, nhưng vì phải cuộc sống mưu sinh hằng ngày, nên các anh chị đành phải cắn răn làm theo mệnh lệnh của họ mà thôi.

Các anh chị trong ngành công an cần phải có một sự nhìn nhận sáng suốt và tự hỏi lòng mình: Trong lịch sử, có một chế độ độc tài nào tồn tại vĩnh viễn không? Sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu đã chưa đủ chứng minh cho điều đó hay sao? Chế độ cộng sản Việt Nam ngày nay sở dĩ vẫn còn tồn tại được chẵng qua vì bám víu đảng cộng sản Trung Quốc để nhờ sự bảo hộ từ nơi họ. Như vậy, có phải là chủ nghĩa cộng sản đang trên đường diệt vong hay không? Các anh chị hãy điểm lại xem còn bao nhiêu nước cộng sản trên thế giới? Chính xác là chỉ còn có 5 nước: Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam và Lào. Còn các nước cộng sản khác như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức và nhiều nước cộng sản khác trên thế giới thì đã tuyên bố ly khai với chủ nghĩa cộng  sản từ lâu, vì người dân đã sớm biết được chế độ cộng sản không hề mang lại cơm no áo ấm cho xã hội mà chỉ mang đến những đau thương mất mát cho quê hương, cho dân tộc. Nếu đúng như vậy, tại sao Trung Quốc và Việt Nam vẫn hô hào, cương quyết không từ bỏ chủ nghĩa cộng sản? Câu trả lời: Vì đó là quyền lợi cá nhân!!! Vâng, chỉ đơn giãn vậy thôi. Hãy thật lòng với chính mình và hãy tự hỏi tại sao với những đồng lương chết đói mà các cấp lãnh đạo đều có ba, bốn căn nhà, con cái du học ở nước ngoài, tiền của ăn xài phung phí mấy đời không hết! Tiền đó ở đâu mà ra? Phải chăng là từ những phi vụ tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công? Còn các anh chị thì sao? Với những đồng lương vô cùng khiêm tốn, hà tiện lắm thì may ra mới có thể nuôi sống được bản thân, đó là chưa nói đến những biến động về kinh tế trong đời sống hằng ngày!

Với những bất công, bức xúc lên đến tột độ, đến một lúc nào đó, khi mà người dân không còn chịu nỗi sự áp bức nữa, chắc chắn phải có một cuộc nổi dậy để thay đổi chế độ, thì các anh chị có dự tính gì? Cương quyết cầm súng bắn vào đồng bào mình để trung thành với các vị lãnh đạo đảng, hay cùng xuống đường tham gia với người dân đòi lại công bằng, dân chủ cho xã hội? Thật ra, đối với những người lãnh đạo cộng sản, họ sử dụng các anh chị như những công cụ để bảo vệ cái thành trì tối lợi nhuận mà họ đang có trong tay. Không còn bất cứ ai trong số lãnh đạo còn thiết tha nghĩ đến cái chủ nghĩa cộng sản hoang đường này nữa. Bằng chứng hùng hồn là đã có bao nhiêu cán bộ cao cấp cho con, cháu đi du học ở những nước phương tây? Các anh chị có bao giờ nghĩ rằng tại sao người cộng sản chân chính như họ lại cho con cái hấp thụ nền giáo dục của các nước tư bản? Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì chính họ cũng không tin vào sự tồn tại của chế độ độc tài cộng sản, vì vậy, việc họ đưa con cái ra nước ngoài nhằm mục đích tẩu tán những tài sản quốc gia mà họ đã cướp đoạt được và làm nơi hạ cánh an toàn lỡ như có cuộc cách mạng dân tộc xảy ra. Đối với những người lãnh đạo như vậy, họ có xứng đáng để các anh chị bán mạng cho họ hay không? Gia đình của các anh chị sẽ nhận được gì nếu các anh chị vì họ mà nằm xuống? Không có gì ngoài một cái mãnh giấy "Tổ Quốc Ghi Ơn" sáo rỗng với một số tiền năm, bảy triệu nho nhỏ kèm theo, thế là hết! Đã có bao nhiêu gia đình liệt sỹ, cách mạng đã từng che dấu bảo vệ họ trong thời kỳ chiến tranh đã phải ngữa mặt lên trời để than rằng họ đã lầm lẫn?!!!

Các anh chị trong lực lượng công an, dù cho bất cứ chế độ nào bị sụp đổ đi chăng nữa, chẵng qua, đó chỉ là sự thay đổi về guồng máy lãnh đạo, xã hội vẫn phải cần những người có nghiệp vụ đặc biệt như các anh chị để bảo vệ đời sống của người dân. Vì vậy, khi mà có những cuộc cách mạng dân chủ xảy ra, các anh chị nên đứng về phiá của người dân và tuyệt đối không nên vì bất cứ nhóm lợi ích nào mà  trở thành một công cụ sát hại đồng bào của mình vì đó là tội đồ diệt chủng!

Cách mạng dân chủ là một cuộc cách mạng cần phải có để vĩnh viễn xóa đi một chế độ độc tài, tham nhũng, hối lộ, mục nát và thay vào đó là một guồng máy nhà nước pháp quyền trong sạch, do dân và được dân bầu ra. Như vậy, có phải cuộc cách mạng dân chủ sẽ mang về quyền làm chủ đất nước cho người dân, một xã hội công bằng, dân chủ, từ đó đất nước chúng ta mới có thể phát triễn để mang đến một cuộc sống cơm no áo ấm cho mọi người. Đây là quyền lợi thiết thực nhất mà mỗi một công dân Việt Nam đều mơ ước đến, và người dân rất mong mõi đón nhận sự hổ trợ và sự ủng hộ của các anh chị trong phong trào đòi lại quyền làm chủ đất nước cho quê hương.

Nông Đức Dân

Monday, February 28

Dzăm Lời Về Hoa Lài


Mấy hôm nay cư dân trên mạng từ xóm nhà lá đến phố nhà lầu đều xôn xao về tin tức những cuộc cách mạng Hoa Lài đang diễn ra tại Libya, Trung Quốc và Việt Nam... Ui chao ơi! Trang mạng nào cũng có Hoa Lài! Đi đâu cũng thấy mùi Hoa Lài thơm phức thật là dễ chịu! Nào là uống trà Hoa Lài mát lòng đi anh, em đang khuyến mãi nè! Rồi, có người mua cả mấy chục chậu Hoa Lài trồng trước cửa để xua u uế đến nỗi anh công an khu vực phải giận dữ trèo tường vào nhà thăm hỏi chủ nhân! Có ông việt Kiều lại còn cả gan dám tuyên bố kêu gọi bà con hùn vốn về Việt Nam mở tiệm trà Hoa Lài bán cho cán bộ "đằng mình"! Nghe nói đâu, một bà chủ tiệm phở ở Việt Nam cũng cho Hoa Lài vào thùng nước lèo! Hết cở rồi! Cái gì cũng Hoa Lài! Lại có ông nhà thơ thẫn gì đó còn dám sửa hai câu thơ:

Tháp mười đẹp nhất Hoa Lài
Việt Nam xấu nhất tên hài Hồ Chí Minh!!!

Trời!!! Bộ "răng hố" thông tin nhà mình đâu rồi mà để bản quyền bị sửa đổi, bóp méo tùm lum dzị!!!

Họ bàn dữ lắm và đủ kiểu hết! Người thì hô hào: "Hoa Lài Cho Việt Nam bà con ơi!" Người khác thì nói: "Chưa đến thời cơ..." Có người lại chế diễu: "Bây giờ chưa đến, thì bao giờ đến?" Người nọ cực đoan hơn: "Nhục nhiều rồi! Đả đảo bạo quyền độc đảng!" Phe cách mạng phản kháng: "Có ngon thì cho tao biết tên..."

Rồi nghe đâu có truyền đơn kêu gọi biểu tình ở những thành phố lớn vào điạ điểm X, giờ G, nhưng không thấy ai đến... Làm mấy anh còn-đũng-còn-mùi chạy vắt giò lên cổ... Rõ khổ...! Ai làm cách mạng hổng biết mà chỉ thấy mấy anh chạy thục mạng!!! Nghe đồn là mấy nhà cách mạng dân chủ dạy cho mấy anh công an mình một bài học thể dục thẩm mỹ cho bụng nhỏ lại. Cái chiêu này coi bộ được đó nha và hình như thấy quen quen... À, chiêu "Dương Đông, uýnh Nam" của ông Khổng Minh Gia Cát Lượng...! Nhưng mấy anh càng-đi-càng mệt cũng không vừa, mấy ảnh chơi hổng lại, nên chơi dơ! Bắt ráo trọi mấy nhà đấu tranh dân chủ... Chiêu này là chiêu "Rung cây nhát khỉ", nhưng mà mấy ảnh dốt lắm! Đứa con nít cũng biết người ta chẵng dại gì đi mời mấy "ông" dân chủ đang bị theo dõi ngày lẫn đêm ra làm lãnh tụ phong trào! Đứng ra để cho mấy ông bắt à?!

Chưa hết, mấy anh còn-đú-còn-mê trồng cây si trước nhà mấy "ông" dân chủ nữa! Eo ơi! Tởm quá! Bê-Đê một lũ hết rồi...!!! Mấy cha nội nè, mần ơn qua bên Thái-Lan chuyễn "hệ" đi, rồi hãy về làm chuyện như dzị. Râu ria tùm lum, ỏng ẹo đi qua đi lại, nhìn muốn mữa!

Đã hết đâu, còn có ông nọ có cái nick là cyber vào trong mạng Muliply viết một cái "meo" ướt át tình cảm dài hơn 1 trang khuyên tôi hãy tận hưỡng cuộc sống hạnh phúc ở hãi ngoại đi, đừng nên làm "cách mạng" chỉ hoài công vô ích vì dân Việt Nam mình theo đạo Mackeno hết rồi! Mèn! Ông nội ơi, tui nghe lời bác từ khi mới sinh ra, làm sao mà dám theo cái lũ phản động "mua nước, thương dân" chứ! Cha nội này chơi trò chụp mũ tui nha, nhưng không sao. Nước đổ lá môn thôi huynh...

Mà, Hoa Lài cũng thơm thiêt. Trà Hoa Lài vừa bổ mát lại tinh khiết làm cho tinh thần sáng suốt. Uống một tách trà bằng mười cái thẻ đảng viên... Ai, mua Hoa Lài không...? Hoa Lài của em phảng phất hương thơm, xua đi xú uế mang về tự do....

Nông Đức Dân

Thursday, February 24

Chủ Nghĩa "Mặc Kệ Nó", Người Bạn Đồng Hành Của Chủ Nghĩa Cộng Sản

Khác với những người cộng sản, những người theo chủ nghĩa "Mặc Kệ Nó" hay còn gọi là "Mắc Ke Nô" không hề tham gia một đảng phái nào. Họ là những ai và lý tưởng của chủ nghĩa kỳ quặc này là gì? Câu hỏi này rất là lý thú bởi vì khi các bạn hiểu được điều này, nó sẽ làm cho các bạn tự nghiền ngẫm.

Tín đồ của chủ nghĩa "Măc Ke Nô" không ai xa lạ cả, có thể là bạn, tôi và cũng có thể là những bạn bè thân quen đang sống quanh mình! Vâng, tôi không hề nói chơi chút nào hết! Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về lý tưởng của cái chủ nghĩa này để coi nó như thế nào. "Măc Ke Nô" là một chủ thuyết mà trong đó quyền lợi cá nhân được đặt lên trên tất cả. Nó được bao quanh bởi thái độ vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, yếu hèn, cơ hội và biết lấy nhưng không biết cho.

Xin thưa với các bạn, không có ông Lê-Nin hay ông Mác nào định ra cái chủ nghĩa này đâu, mà ông "tổ" của nó không ai khác hơn có thể là chính bạn! Giáo đồ của chủ thuyết này  đông vô số, đặc biệt là trong giới trí thức và tầng lớp trung lưu bởi dù ít hay dù nhiều, hai giới này có những cái mà họ sợ bị mất, vì vậy, họ tôn thờ chủ nghĩa này hơn cả bất cứ ai hết!

Quay lại tựa đề của bài viết này, tại sao tôi lại cho rằng chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" lại là người đồng hành của chủ nghĩa cộng sản? Xin thưa cùng các bạn, với tình hình thế giới hiện nay, phong trào đấu tranh dân chủ đòi lại quyền lợi cho người dân đang lan rộng khắp các nơi bao gồm các nước trong khối Á Rập và Châu Á, cụ thể là Tunisia, Ai Cập, Li-bi và Trung Quốc, nhưng làn sóng này có thể lan tràn đến Việt Nam để làm một cuộc cách mạng thay đổi vận mệnh của dân tộc mình hay không, nó vẫn còn là một ẩn số vô cùng to lớn. Bạn đọc có thể hỏi tại sao tôi lại có cái nhìn bi quan như vậy? Xin thưa, tôi rất muốn có cái nhìn lạc quan để mong muốn đất nước mình có sự thay đổi và đi lên, nhưng, thật đáng tiếc, toàn thể thành viên của chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" cộng lại, có lẽ còn đông hơn cả 3 triệu đảng viên cộng sản, thì làm sao cuộc cách mạng này có thể thành công được? Vì lẽ đó, tôi cho rằng chủ nghĩa "Mắc Ke Nô" là người bạn đồng hành lý tưởng nhất của những người cộng sản! Công bằng mà nói, những người "Măc Ke Nô" này cũng không ưa thích gì cái chủ nghĩa cộng sản hiện nay, nhưng cái thái độ thờ ơ, vô cảm của họ đã vô tình tạo lên một cái tiền đồn bảo vệ vững chắc cho người cộng sản!

Kính thưa quí vị "Mắc Ke Nô", đặc biệt là những vị hiện đang sinh sống ở Việt Nam, những gì quí vị đang có chưa chắc sẽ còn trong ngày mai bởi vì cái chủ thuyết mà quí vị đang đeo đuổi, nó mang tính cá nhân, không có chính kiến, không tàn bạo và không có hệ thống chặc chẻ như những người cộng sản. Vì vậy, vào một ngày đẹp trời không xa, những gì đã từng thuộc về quí vị, có thể sẽ rơi vào tay người cộng sản và lịch sử đã chứng minh điều này. Với những vị ở hải ngoại, sự im lặng và thờ ơ của quí vị là một điều đáng chê trách vì không có lý do gì mà quí vị không thể góp phần vào công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ cho quê hương.

Bạn có phải là người "Mắc Ke Nô" không? Hãy tự suy nghĩ và có câu trả lời cho chính mình...

Tôi xin sẵn sàng lắng nghe những ý kiến chê trách hoặc phản biện của quí vị và, trước tiên, xin cho tôi được nghiêng mình bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục đến những người tù lương tâm và những ngưòi "lính" vô danh đang ngày đêm mang hương thơm của Hoa Lài tỏa khắp đất nước Việt Nam.

Nông Đức Dân

Tuesday, February 22

(Vô) Hậu

 Tết nguyên đán vừa qua, ngoài những rộn ràng ba ngày Tết thì phó thường dân tôi cũng hứng khởi theo dõi các diễn biến ở Tunisia, Ai-cập, Yemen, Algeria, Libya, Iran, và Bahrain hơn ba tuần qua. Cuối cùng thì sức mạnh của người dân đã thắng thế vượt lên trên cái chai lì của chế độ độc tài trên 30 năm cầm quyền của Mubarak. Toàn dân Ai-cập đã thực hiện giấc mơ lật đổ được một chế độ độc tài. Họ hy vọng tràn đầy với ý thức công dân và thực thi quyền đó trong một số cơ chế xã hội dân sự hiện hữu mong đất nước mình tiến đến một thể chế tự do dân chủ thực sự. Phong trào dân quyền giải (nội) thực (dân) khởi phát tại Tunisia đã bùng nổ và đang lan dần đến các quốc gia láng giềng xa gần.

Hậu-thuộc-địa (post-colonialism)

Các quốc gia nói trên hầu hết cùng chia sẻ chung một đặc thù lịch sử: hậu-thuộc-địa. Phong trào giải thực thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 đã giúp cho người dân các nước này thoát khỏi xiềng xích nô lệ thực dân Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây-ban-nha, và Hoa-kỳ. Dẫu thế, địa chính trị (geopolitics) đã đưa đẩy đa số các quốc gia này hoặc về phe Cộng sản hoặc vào phía Tư bản. Chỉ một số ít quốc gia khéo léo, lèo lái giữ vững được vị thế của mình không để bị lôi cuốn vào vòng đối lập này.

Sau khi giành được độc lập từ thực dân, các quốc gia hậu-thuộc-địa đã cùng nhau hội họp với tiên đề xây dựng đất nước để hậu thuẫn lẫn nhau. Hội nghị Á-Phi năm 1955 (Bandung Conference in Indonesia) khởi xướng phong trào các quốc gia không liên kết (Non-Aligned Movement, NAM). Phong trào này thành hình năm 1961 nhằm giúp các nước mới có độc lập kháng cự lại ảnh hưởng của hai khối quyền lực chính trị Tư bản và Cộng sản. Tuy nhiên, ý thức hệ chính trị và điều kiện xã hội của các quốc gia nằm trong phong trào không liên kết quá đa dạng và khác biệt nên không tạo được đoàn kết. Phong trào này rốt cuộc không đạt được kết quả như vạch ra trong chính sách và đề cương.[1]

Việt Nam là một trong những quốc gia hậu-thuộc-địa và đã có một số phận không may mắn lãnh nhận “nghĩa vụ quốc tế” làm “tiền đồn chủ nghĩa cộng sản” và con bài domino “ngăn chặn làn sóng đỏ”.  Hậu quả là huynh đệ tương tàn, thằng sứt trán, đứa bể đầu. Rồi thì “giải phóng” thống nhất một nhà nhưng độc lập chủ quyền thì chẳng thấy và nào biết dân chủ, tự do. Cái chủ nghĩa (giáo) mác (lưỡi) lê đã chặt đứt đầu mầm móng dân chủ và đâm thủng lòng ước vọng tự do của toàn dân.

Mầm dân chủ trong thời hậu-thuộc-địa bị chặt móng ngay lập tức khi giới trí thức lên tiếng đòi tự do ngôn luận, độc lập báo chí qua phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm. Họ bị ngược đãi, phỉ báng, trù dập, cô lập cho đến chết. Phan Khôi khi mất chỉ có một người người cô và người cháu đưa tang, mộ bị mất không kiếm được. Triết gia Trần đức Thảo thì chết một mình trong căn nhà xập xệ và hài cốt để ở dưới gầm cầu thang. Nguyễn Hữu Đang lúc gần chết thì sợ không có chỗ chôn. Nhà thơ Hữu Loan phải về quê Thanh Hóa thồ đá để không phải chung đụng với phường bất nhân. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường thì đành làm “kẻ bị mất phép thông công”[2]. Một thế hệ tinh hoa dân tộc bị vùi vào tro bùn quên lãng.

Lòng ước vọng tự do của toàn dân thì bị (đâm) thủng ruột trong cái đói và bần hàn. Đói với tem phiếu trong xã hội chủ nghĩ–với “xếp hàng cả ngày” rồi “xuống hố cả nước”. Cùng cực vì đã làm “tiền đồn XHCN” nên khi Cu-ba ngủ thì Việt Nam thức (trắng mắt). Đói với hợp tác xã “gõ kẻng” đi làm trên những hoang tưởng không tự vẽ vời của “cánh đồng năm tấn” để bị thu thóc như “Cái đêm hôm ấy… đêm gì!”.[3] Đói, đói, và đói.  Đói như thế thì làm gì có ước vọng tự do mà chỉ mơ cơm trắng[4].

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một nhà nước “chuyên chính vô sản” búa liềm đã siết chặt gọng cùm trên cổ người dân từ khi thành lập nằm 1946 cho đến khi cả nước sắp bị chết đói cuối thập niên 80 thì “đổi mới”. Chuyển tiếp đến là cuộc tiếm quyền của tập đoàn tội phạm Bộ chính trị Đảng CSVN—một thể chế độc tài, độc tôn, tự bầu bán, tự tung, tự tác, thao túng, tham nhũng và áp đặt quyền lực của bè đảng trong mọi lãnh vực. Người dân không có một tiếng nói, không có mảy may quyền công dân nào cả. Mọi người dân trở thành tù nhân dự bị, sẳn sàng bị bỏ tù bất cứ khi nào thực hiện quyền công dân của họ.

Tập đoàn quyền lực này thay ngôi đổi vị với thực dân ngoại xâm để trở thành nội-thực-dân. Chúng vẫn tham tàn không kém mà còn áp bức dã man hơn vì chúng đã học chuyên được phương sách, thủ đoạn cả Đông lẫn Tây để áp dụng cai trị dân. Chúng dùng cùm, dùng còng, dùng hơi cay, dùng chó nghiệp vụ, dùng báo chí (chó nghiệp vụ thời thượng), dùng loa phát thanh, truyền hình, dùng cả bao cao su (thời trước thì trùm bao bố cho mò tôm), dùng thủ anh và thủ nhang (bình vôi – bái vật – bà đồng) hội văn vẻ tuyên (huấn) sớ tế sống. Chúng điều kiện hoá và nô lệ hóa nhân dân với cái “sợ” qua thủ tục hành (là) chính “đầu tiên” (tiền đâu?). Vì hằng hà sa số “chuyện thường ngày ở huyện”[5] như thế nên xã hội đã biến thái trở thành vô cảm khi ngày một ngày hai phải ra vào sống với “lũ” (người ngợm) và “sống trong sợ hãi”.  Một xã hội không biết mình tụt hậu trong khi các quốc gia khác đã chọn đường đoạn tuyệt với chế độ cộng sản.

Hậu-cộng sản (post-communism)

Đã hơn 30 năm từ khi cuộc cách mạng nhung của phong trào đoàn kết công đoàn Ba-lan đứng lên phất ngọn cờ tiên phong giải phóng đất nước. Chế độ cộng sản tại Đông Âu và cả thành trì Liên Bang Sô Viết sau đó cũng đã nối nhau sụp đổ, tan rã. Các quốc gia này bước vào thời kỳ hậu-cộng-sản xây dựng đất nước theo mô hình dân chủ tự do. Con đường này tuy không phải thẳng băng, và có gập ghềnh nhưng vẫn định hướng về một chân trời mới.

Không ít các nước hậu-thuộc-địa Á-Phi thử nghiệm với chủ nghĩa xã hội nhưng họ không ngu dại ôm lấy cái chuyên chính vô sản kiểu Mao, Lenin, Stalin, Pol Pot, Kim, và Hồ. Rồi dần dần họ cũng vất bỏ nó không thương tiếc. Chỉ còn sót lại vài tên cai thầu nô lệ mới trung thành với chủ (thuyết) để nô dịch hoá đồng bào chúng.

Như có đề cập ở trên, hội nghị Á-Phi Bandung đã đơm hoa cho Phong trào không liên kết của các nước hậu-thuộc-địa vào năm 1955. Nhưng mãi đến hơn năm mươi năm sau, khi thiên niên kỷ mới lật những trang đầu thì thế giới mới chứng kiến một phong trào giải nội-thực-dân của nhân dân Phi châu vùng dậy chống áp bức lật đổ những nhà độc tài và thể chế toàn trị.

Cũng thế mới đây, phong trào cách mạng hoa lài từ Tunisia sang Egypt lan đến Lybia và Bahrain là phong trào liên kết của những người cùng khổ. Họ liên kết với nhau trong một không gian mạng, không biên giới, không đảng phái, không ý thức hệ, và không phân biệt giai cấp.

Mục tiêu của các cuộc cách mạng nhân dân này là đòi hỏi quyền công dân, được sống trong một xã hội tự do dân chủ. Họ đã vượt qua rào cản tâm lý sợ hãi mà các chính quyền nô dịch này áp đặt trong đầu họ trên mấy chục năm. Ông Hosam Khalaf, một kỹ sư 50 tuổi nói dân Ai-cập đã nhận được thông điệp từ Tunisia là “Đừng tự thiêu mà hãy thiêu đốt nỗi lo sợ trong lòng bạn. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Đây là một xã hội từng sống trong sợ hãi, và nỗi sợ hãi đã bị thiêu đốt ra tro tàn.[6]
Một thiếu nữ khác nói “Đây là cuộc cách mạng cho ông của tôi. Họ đã nhẫn nhục bao nhiêu năm dưới chế độ độc tài này.” Anh Ghonim phát biểu “… Chúng tôi không là người phản quốc, chúng tôi yêu đất nước Ai-cập này. …Đây không phải là lúc chia chác nữa.  Tôi nghĩ là các nhà chính khách hiểu tôi nói điều gì…”. Anh còn nói thêm, “Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã viết một mẩu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi vì chúng tôi không hiểu chính trị, bởi vì chúng tôi không hiểu những trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi vì chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó”.[7]

Ngọn lửa cách mạng nhân dân (kiểu 2.0) đang lan truyền đến các quốc gia láng giềng xa gần từ Phi đến Á. Những “con dân” Tunisia và Ai-cập đang giành lấy lại quyền công dân của họ để được sống trong xã hội dân chủ, tự do.

Từ cuộc cách mạng đó, họ đã dạy cho tất cả chúng ta 4 bài học sau: (1) Ý chí của nhân dân. Trước hết và trên cùng đó là: nhà nước và chính phủ hiện hữu từ nhân dân mà ra chứ không phải ngược lại (như ngụy biện loại đảng trên cả tổ quốc và đảng là tổ quốc); (2) Chìa khóa để chiến thắng luôn luôn nằm trong tay của người dân – không phải lệ thuộc vào một ngoại bang (Hoa-kỳ hay bất cứ thế lực nào); (3) Tự do không phải dễ định nghĩa (và thường hay bị bóp méo như “tự do đi theo lề phải”) nhưng bạn biết ngay khi bạn có tự do hay không; (4) Tiếng nói vang dội nhất là tiếng của luân lý. Mọi phương tiện không thể biện minh cho cứu cánh – thực ra phương tiện giúp xác định cái cứu cánh và kết cuộc. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu người Ai Cập, thay vì tuân thủ kỷ luật biểu tình phản kháng trong ôn hòa, lại dùng bạo lực khủng bố chống trả các quân lính và kẻ ủng hộ nhà độc tài để đạt được một kết thúc chính trị?[8]

Việt Nam trong thời “kinh tế thị trường” “định hướng xã hội chủ nghĩa” có khác gì chăng?
Mầm mống dân chủ vừa mới nhú lên và lòng khát vọng tự do mong được giọt hồi sinh thì đã bị yểu mệnh khai tử với đôi còng số 8 trong cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88, Bộ luật Hình sự) và “âm mưu lật đổ chế độ” (điều 79, BLHS). Một số trí thức tranh đấu cho dân chủ tự do lần lượt bị bắt giữ giam cầm trong tù đày không biết ngày về (hết hạn tù này bị treo hạn khác).

Trong nhà tù lớn, những đói khát về vật chất qua bao năm “tem phiếu” thời bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ nay bùng nổ chuyển sang thèm muốn những chú dế, con xế (siêu dế, xế hộp, siêu xế, xế khủng) để lắc để quậy. Song song đó là một nền giáo dục xơ cứng trong giáo điều “hồng” chuyên chính vô sản, vô gia đình để phục vụ đảng. Những lý tưởng phục vụ nhân sinh, dân sinh đã gần như bị tuyệt giống, lạc giọng trong xã hội vật chất xô bồ của thời kỳ “đồ đểu”. Cũng cùng lúc, bè nhóm tập đoàn cầm quyền đảng CSVN như con ma đói không ngừng lam nham, lũng lạm ngân quỹ, khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt môi trường, vơ vét cho riêng chúng.

Có hy vọng gì cho tương lai đất nước Việt Nam?
Phó thường dân tôi có quen một người anh xứ Quảng luôn khắc khoải về tương lai vận mệnh của đất nước. Anh rất bi quan về đất nước hiện nay nhưng ngược lại rất lạc quan tin tưởng vào thế hệ trẻ. Anh có một niềm tin tuyệt đối vào thế hệ trẻ vì anh cho rằng không ai khác hơn là thế hệ này nắm chìa khoá tương lai vận mệnh đất nước, được thịnh hay suy.

Dân tộc Việt Nam khó thoát ra được khổ nạn chế độ độc tài nếu thế hệ trẻ không dấn thân. Những người đã từng tạo ra lịch sử trước đây thì đa số cũng đã ra thiên cổ hoặc đang đứng bên vỉa hè lịch sử. Thế hệ kế tiếp (Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, AnhbaSG Phan Thanh Hải, LS Lê Trần Luật, LS Lê Thị Công Nhân, TS Cù Huy Hà Vũ, KS Đỗ Nam Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Khải Thanh Thủy, Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội, Vũ Văn Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Trí Tuệ, Vũ Quang Thuận, người buôn gió Bùi Thanh Hiếu, mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, … kể sao cho hết) đã/đang lót đường, làm bản lề, và đòn bẫy cho thế hệ tiếp nữa nhảy vượt qua rào cản trì trệ, trơ lì, phản động của độc tài cộng sản.

Giới trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ sánh vai ngang hàng với thế hệ trẻ Tunisia và Ai-cập đầy năng động, đoàn kết và phát kiến những chương trình và phương thức hành động bất bạo động tuyệt vời kêu gọi được quần chúng tham gia “vượt qua nỗi sợ” lật đổ chế độ độc tài áp bức.

Vì mẹ Việt Nam đã quá chán ngán, cạn lời tán thán cộng sản là “cái quân vô hậu!”. Mẹ Việt Nam đang mong chờ tuổi trẻ khởi động toàn dân cùng đứng dậy đem cái hậu của tự do, dân chủ, phú cường về cho đất nước Việt Nam hậu-thuộc-địa, hậu-cộng sản.

© 2011 Vietsoul:21




CHÚ THÍCH:
[1] Non-aligned Movement, wikipedia
[2] Kẻ bị mất phép thông công, Nguyễn Mạnh Tường
[3] Cơm trắng, Phạm Lưu Vũ
[4]Cái đêm hôm ấy… đêm gì?”, Phùng Gia Lộc
[6] Speaker’s corner on the Nile, Thomas L. Friedman. Bản tiếng Việt “Dòng sông Nile
[8] Tóm tắt bài “Ai-cập: thời điểm học hỏi” (Egypt: A teaching moment? Amjad Atallah)

Monday, February 21

Hãy Tạo Nên Cuộc Cách Mạng "Hoa Lài" Cho Việt Nam


Người sinh viên biểu tình người Hoa, thản nhiên trước bạo quyền..

Dưới sức mạnh của truyền thông internet, làn sóng tranh đấu cho tự do dân chủ đã lan rộng đến Trung Quốc. Mặc dù đã huy động một lực lượng an ninh khổng lồ nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc biểu tình, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã thất bại. Những cuộc biểu tình của giới thanh niên và sinh viên người Hoa vẫn xãy ra ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải v.v.. Đây chỉ là một sự khởi động của giai đoạn đầu cho cuộc cách mạng dân chủ và chắc chắc sẽ còn nhiều cuộc biểu tình rầm rộ sẽ diễn ra trong những ngày tới đây.

Những cuộc biểu tình này của giới sinh viên và trí thức Trung Quốc là biểu hiện cho sự khởi sắc của cuộc cách mạng "Hoa Lài" tại châu Á. Điều này đã chứng minh rằng những chế độ độc tài đã đến lúc cáo chung. Vận mệnh cho tương lai của mỗi dân tộc đã được xác định rõ, đó là phải do chính người dân tự quyết định và không có bất cứ một chế độ, đảng phái nào có thể thay được tiếng nói của người dân.

Các bạn, chúng ta là những người Việt Nam yêu nước và bất kể bất cứ thành phần gì trong xã hội, hãy liên kết lại để tạo nên một cuộc cách mạng dân chủ. Đây là thời cơ duy nhất mà chúng ta phải cần phải nắm bắt để tự mình thoát ra khỏi cái ách kềm kẹp của bọn thống trị độc tài. 

Một ngày trôi qua, là thêm một ngày đày đọa cho dân tộc, là một ngày chúng ta mất đi cái cơ hội đó. Vậy, chúng ta còn chờ gì nữa mà không tự làm một cuộc cách mạng để thay đổi vận mệnh và tương lai của chính mình? Hãy khởi động lên một phong trào đòi lại quyền làm chủ đất nước, lấy lại những gì đáng lẽ phải thuộc về chúng ta, hãy cho họ biết sức mạnh của lòng dân và đặc biệt là tinh thần yêu nước quật cường của giới trẻ Việt Nam.

Hãy liên minh và ủng hộ những phong trào dân chủ đang diễn ra tại Trung Đông và đặc biệt là ở Trung Quốc. Sự thành công của họ cũng là động cơ chính để thúc đẩy sự thành công của cuộc cách mạng ở Việt Nam. Hãy cùng nhau cổ vũ, trao đổi và học hỏi nơi họ. Bằng mọi cách và mọi giá chúng ta phải tạo nên được một cuộc cách mạng dân chủ cho chính đất nước mình. Thời cơ đã đến, tiếng chuông gọi hồn cho những chế độ độc tài đang vang lên, bọn chúng đã run sợ và hãy cùng nhau tống tiễn một chế độ thối nát ra khỏi đất nước Việt Nam.

Để có được sự thành công, chúng ta cần phải có sự can đảm, khôn ngoan và sự phối hợp đồng bộ với những phong trào dân chủ ở Trung Đông và Trung Quốc. Hãy cùng nhau kêu gọi và đánh thức lòng yêu nước của giới trẻ Việt Nam. Dùng bất cứ những phương tiện gì chúng ta có thể, để tuyên truyền và vận động đến mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới lao động nghèo, cho họ thấy được những gì đang xãy ra và tại sao chúng ta cần một cuộc cách mạng dân tộc. Cùng nhau kêu gọi mọi tầng lớp trí thức trăn trỡ với tình hình đất nước để cùng tham gia cuộc cách mạng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam bởi vì họ chính là tương lai của đất nước.

Thời cơ đã đến, vận mệnh của đất nước phải cần thay đổi, chúng ta chờ gì nữa mà không tạo nên một cơn lốc "Hoa Lài" cho chính chúng ta? Hỡi mọi người dân Việt Nam, hãy khởi động lên một phong trào đấu tranh dân chủ để đòi lại những gì thuộc về chúng ta! Hãy cho chế độ độc tài biết sức mạnh của lòng dân ! Hãy cùng nhau phát tán và dán những khẩu hiệu dưới đây ở khắp mọi miền, mọi nơi .

"Chúng tôi không sợ bạo quyền và chúng tôi chống bất công"

"Tham nhũng và lạm phát hủy hoại đời sống người dân"

"Tiêu diệt bọn quan tham cướp đất dân nghèo"

"Tự do ngôn luận cho Việt Nam"

Đừng ngồi chờ và than vãn! Hãy lạc quan, lao vào cuộc cách mạng và hành động vì chỉ có hành động mới mang lại thành công.

Nông Đức Dân

Saturday, February 19

Ngọn Lửa Phạm Thành Sơn - Một Chế Độ Vô Cảm

Cảnh sát cứu hộ đâu, hay Vô Cảm đứng nhìn?

Con người từ khi sanh ra, nhờ công nuôi dưỡng của đấng sinh thành mà lớn lên rồi trưởng thành, đều ý thức được sinh mạng là vốn khả quí và cần phải trân trọng gìn giử nó. Vì vậy, bảo tồn sinh mạng là bản năng của con người vì ngoài việc tiếp tục sự tồn tại, chúng ta còn phải sống để báo hiếu, xây dựng và chăm sóc cho gia đình, cống hiến cho xã hội và v.v.. Việc tự kết liễu sinh mạng của mình là điều vô cùng đau đớn bởi nó xuất phát từ những phẩn uất, bế tắc, chán nãn và tuyệt vọng trong cuộc sống.

Việc cái chết tự thiêu của anh kỹ sư Phạm Thành Sơn trước tòa nhà trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thể hiện sự phẩn uất vô cùng tột độ và sự tuyệt vọng đau đớn trước những bất công trong xã hội. Điều này đã dẫn đến cái quyết định dùng cái chết của chính mình để phản đối những đường lối, chủ trương sai trái của nhà cầm quyền cũng như cảnh tỉnh người dân về những bất công đang diễn ra hằng ngày trong xã hội Việt Nam. Theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền và anh đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại, nhưng hoàn toàn không nhận được kết quả thỏa đáng.

Thay vì điều tra ngọn ngành để tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, nhà cầm quyền địa phương đã vội đưa ra kết luận nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần! Điều này có nghĩa là anh Phạm Thành Sơn đã không có đủ lý trí để kiểm soát những hành động của mình. Vậy, xin đưa ra một số nghi điểm dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo:

1. Nếu cho rằng anh Phạm Thành Sơn mắc bệnh tâm thần, tại sao anh ta còn đủ sáng suốt để lái xe ra ngoài?

2. Tại sao anh ta không chọn bất cứ địa điểm nào, mà lại chọn điểm dừng trước trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là nơi mà có lẽ anh đã gửi đơn khiếu nại về việc tranh chấp đền bù đất đai?

3. Căn cứ theo xác định của CA Đà Nẵng thì nguyên nhân khiến chiếc xe bốc cháy là do nổ bình xăng! Đây là điều hoàn toàn khó có thể xãy ra vì nếu nổ bình xăng, thì nạn nhân sẽ bị sức nổ đẩy văng đi nơi khác, vì vậy, khả năng chết về bị bỏng hoàn toàn không thuyết phục, ngoại trừ nạn nhân đã có chủ định tẩm đầy xăng vào người trước.

4. Theo lời đại tá Nguyễn Viết Lợi, chánh Văn phòng CA Đà Nẵng thì sự việc diễn ra vào thời điểm đường vắng người, chỉ nghe một tiếng rầm và nhìn thấy đám cháy, nhưng những đơn vị cứu hỏa vẫn không dập tắt được đám cháy. Căn cứ theo hình ảnh thu nhận được, thì từ khi đám cháy bắt đầu, không hề có hình ảnh bất cứ đơn vị cứu hỏa nào làm công việc cứu hộ.

Việc một công dân tự thiêu trước công sở của một cơ quan nhà nước đã nói lên sự phẩn uất tột độ của người dân và qua những hành động bóp méo, che đậy của nhà cầm quyền đã cho thấy đây là một chế độ vô cùng vô cảm. Có lẽ đây là tiếng chuông réo hồn đã gỏ để đánh dấu cho sự suy sụp một chế độ độc tài mà sau đó là hàng trăm ngàn những cơn sóng nhỏ khát khao cho tự do tạo nên một cơn sóng thần vĩ đại quét tan đi cái thể chế bạo quyền độc đảng cộng sản.

Bóng đen ma quái sẽ tan đi, một ngày mai tươi sáng sẽ đến. Những hoài bảo, những hy vọng, những trăn trỡ của tuổi trẻ Việt Nam cho một đất nước tự do đang từ từ chuyễn mình. Những gì thuộc về tuổi trẻ, phải trả về cho họ.

Ngọn lửa căm hờn tự thiêu cho công lý của Phạm Thành Sơn sẽ không bao giờ tắt. Thời điểm đã bắt đầu, oán hờn đã dâng lên cao, tự do đang khởi sắc, hãy cùng nhau vai sát vai nhìn thẳng vào mắt bọn độc tài yếu hèn và hét to lên: "Tự do cho Việt Nam!!!".

Nông Đức Dân

(Phản) Phản Biện và Sự Thật

“Một nhóm nhỏ các bình luận gia biết téo nẹo về mọi chuyện diễn giải cho chúng ta về thế giới với những nhận định đầy rẫy sai lầm (A small circle of pundits who know so little about so much explaining the world to us and get it so wrong!)”
- Amy Goodman, Democracy Now

(Blogger Thằng Nông Dân: Một bài viết hay phản ánh tính ưu việt và trung thực trong phản biện của các bạn trong nhóm Hồn Việt 21. Xin đăng tải lại trong trang blog này hầu chia sẻ với bạn đọc).

Hổm rày đọc báo mạng thấy nhiều “phản biện” và “phản-phản biện” đến một vài bài viết. Sôi nổi hơn hết là những (phản) phản biện với hai bài viết tựa đề “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt nam” và “Không thể bẻ cong sự thật để tự ru ngủ mình và bạn đọc[1]. Chúng tôi đã góp ý chung cho hai bài viết này tại trang đăng bài. Thế nhưng vì muốn được “nhân dân” [2] ủng hộ nên xin góp thêm một vài ý nữa.

Những điều mà chúng tôi đóng góp thêm sau đây thuộc về bản chất và tác dụng của sự lạm dụng phản biện cũng như mối liên hệ đến nỗi hoang tưởng sở hữu sự thật. Ngoài ra bài này biểu lộ sự hoài nghi của chúng tôi về tính toàn bích của “phản biện” (tìm cái tối ưu và thuyết phục, minh bạch, và duy lý) được đưa ra trong bài viết “Phản biện[3] gần đây. Chúng tôi muốn giải mã những lý luận, không nhắm vào “người đưa tin” (shooting the messenger). Mong rằng cũng nhận được sự phản biện về bài viết này nằm trong tinh thần lắng nghe và xây dựng.

Theo chúng tôi thì phản biện mà không tham gia chính trị là lối diễn luận “hơi bị quen” của nhiều thành phần thuộc vào các khối bất vụ lợi, xã hội dân sự, và trí thức trong và ngoài nước. Đây là một hiện tượng chung của hằng hà sa số trong đó đầy đủ các biện luận bào chữa và gián tiếp giúp thể chế đang vận hành tiếp tục củng cố và đứng vững.

Thành phần tự cho mình đứng trong vị trí này thường có đánh giá thiên lệch trong tự mãn và dễ dẫn đến sai lầm, nhất là những lúc khư khư quả quyết rằng “chính trị” chuyên mang nghĩa tiêu cực và thủ đoạn. Đó là sự nhập nhằng đánh đồng giữa tư cách chính trị, vị thế chính trị, quan điểm chính trị, và hành xử chính trị trong khi tương tác với chấp chính (các đảng phái chính trị tranh giành quyền chấp chính).

Những ai tự xưng mình chỉ “phản biện mà không tham gia chính trị” thường là lẩn quẩn lòng vòng với ngụy biện mặc dù có lẽ biết bất cứ bước nào mình chọn đi, hay chỗ nào mình chọn tới, cũng hàm chứa ý nghĩa chính trị. Dù kiểu chính trị tối thiểu chỉ dừng lại nơi chốn có lợi và vô hại cho cá nhân mình mà thôi.

Quan điểm “không tham gia chính trị” thật ra là một thói quen “khoanh vùng” (mặc áo giáp, đặt hàng rào chống B40) của những người dân sống ở các chế độ độc tài áp bức, hay ứng xử cố hữu của các sắc dân thiểu số trong những xã hội mang danh “dân chủ tự do kiểu Tây” (Western Liberal Democracy). Đó âu cũng là một vị trí bảo thủ nhằm mua được sự an toàn tránh bị “điểm mặt”. Thế nhưng việc họ có thể trốn/tránh được bạo quyền đàn áp hay không thì là một chuyện khác. Hay là rốt cuộc họ cũng bị đì ì xèo bởi các “đầy tớ” quan thầy.

Hơn 30 năm sống hải ngoại chúng tôi chưa thấy có công dân xứ sở tự do (Hoa-kỳ đây chẳng hạn) nào phải mào đầu tự “khoanh vùng” khi ứng xử hay đối thoại về chính sách và chính quyền. Đôi lúc họ tránh né tranh luận chính trị vì bất đồng chính kiến chứ không cần phải bảo kê cho mình bằng cách tuyên xưng vị thế “phi chính trị”. Riêng người Việt hải ngoại thì cũng không ít kẻ nhóm vẫn còn la chai bải “không tham gia chính trị” vì ám ảnh nặng nề của tâm thức nô lệ hậu-thực-dân.

Chúng tôi tin rằng đa số những người Ai-cập xuống đường trong hơn ba tuần không phải là những người có ý nghĩ “tham gia chính trị” hoặc đi làm “cách mạng”. Họ chỉ ứng xử một cách tự nhiên như “con giun xéo mãi cũng quằn” với tư cách công dân để đòi hỏi quyền làm người của họ mà thôi. Sau khi vượt qua nỗi sợ họ từ chối “khoanh vùng” cho mình là thuộc giai cấp công nhân, nông dân, hay trí thức gì gì ráo. Họ xuống đường với tư cách là công dân và những hành động của họ tự mang một quan điểm chính trị.

Không phải phong trào đấu tranh trên thế giới nào cũng có sự hiện diện của thành phần trí thức chuyên năng nổ trong công tác phản biện. Đa phần họ chỉ là những người thích tập trung tư duy để quan sát, so sánh, và phân tích (dù có ngụy biện hay không) sau khi các cuộc đấu tranh xuống đường đang xảy ra (dù thắng hay bại) hay đã chuyển sang chợ chiều để đi vào hoàng hôn tắt ngấm.  Nếu có tham gia vào công việc đấu tranh thì họ chỉ thực hiện vào giai đoạn cuối khi mọi chuyện sắp đến hồi kết cuộc—máu đã đổ và mồ hôi nước mắt đã cạn. Vì không có quyền lực nào tự bằng lòng cho sang nhượng mà chỉ phải tranh lấy mà thôi.

Cổ xúy, tham gia, và thực hiện phong trào đấu tranh dân chủ trong cảnh tỉnh bất bạo động là một việc nan giải đòi hỏi đám đông thắng được sự sợ hãi. Và cuộc nổi dậy phát khởi nào mà không bị dập tắt thì không thể thiếu làn sóng kích thích phát xuất từ một nhân tố hay sự kiện chấn động lòng người. Tuy nhiên, đấu tranh xuống đường không phải là không thể xảy ra, nhất là khi có “nhân hoà” trong tinh thần tự phát đồng điệu, hoà hợp với “thiên thời” và “địa lợi”.

Khi đấu tranh nổi dậy xuất hiện thì nó đến bất ngờ như vũ bão.  Không một nhà bình luận, phân tích chính trị nào đoán trước nỗi. Tiếc thay đa số họ (nhất là các nhà quan sát Tây Phương) lại châm bẩm vào tính chất máy móc của cuộc cách mạng để chất vấn “Tại sao nó lại xảy ra bây giờ?” và “Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?” nên thường lạc điệu, lỗi nhịp với thời điểm và ý nghĩa lịch sử quan trọng của cuộc cách mạng nổi dậy đó.[4]
Tranh đấu cho công bằng xã hội của hết thảy chứ không chỉ riêng mình là việc nhiêu khê—lợi ít hại nhiều cho bản thân. Ông bà ta chẳng từng có câu “ăn cơm nhà vác ngà voi” đấy sao! Công việc tích cực góp sỏi, lót đường, xông xáo không ngại gian nan trong khi đòi hỏi tự do nhân phẩm và quyền làm người thì lúc khởi đầu khó có sự hiện diện của những ai thụ động và câu nệ xốc vác. Nói trong hùng biện thì dễ nhưng tay lấm chân bùn thì khó.

Tác giả Việt Hoàng cũng đã khẳng định như thế trong một bài viết về sự thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ của các đại gia, trọc phú, và doanh nhân Việt Nam. Tác giả đã nói tiếp,
Tôi cho rằng không phải dân trí người Việt Nam kém mà ý thức của tầng lớp trí thức Việt Nam kém. Nếu không kém thì trí thức Việt Nam đã làm được việc “khai dân trí, chấn dân khí” cho mọi người Việt Nam. Trước tình hình đất nước như hiện nay thì trí thức phải xem việc dấn thân chính trị như là mệnh lệnh của lòng yêu nước và trí thức phải nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt người dân và lãnh đạo đất nước.”[5]

Hiện tượng thờ ơ né tránh tham gia phong trào đấu tranh đòi dân chủ này liên hệ đến một điều quan trọng hơn nữa: “Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.” Không ai có thể quả quyết là mình nắm chắc hay biết được “sự thật”. Mọi quan điểm của cá nhân hay đoàn thể  đều xây dựng diễn giải từ quá trình học hỏi cũng như tích lũy kinh nghiệm sống riêng nhưng tất đều ảnh hưởng xã hội. Bất cứ quan điểm nào mà cá nhân hay đoàn thể đưa ra cũng không thoát khỏi giới hạn trong tầm nhìn được kết lũy từ quá trình diễn giải tương đối đó. Rất nhiều bình luận (loạn) gia (pundits) đều cho mình sở hữu “sự thật” nhưng thật sự mọi người/đám đông thầm lặng chỉ mong muốn họ có và tỏ lộ được chút lòng chân thật. Những chuyện “lộng giả thành chân” vẫn nhan nhãn ấy thôi.

Phản biện hạn chế vì liên hệ đến địa lý tính, nhãn quan xã hội và nhiễm hệ tư tưởng ăn sâu trong văn hóa.  Sản sinh của phản biện thì tùy theo lăng kính phụ thuộc cường độ chủ quan của lịch sử chính thống—loại lịch sử thường xóa sổ và cướp mất tiếng nói của những ai bị cho ra rìa, không có, hoặc mất vị trí trong xã hội. Đây là loại lịch sử đã gạn lọc và chỉ ghi chép các dữ kiện thuận lợi cho thành phần đương kim sau khi cướp quyền lực từ đấu tranh quần chúng.

Trong bối cảnh như thế thì đa phần các vị học giả trí thức chọn làm người “ngoài cuộc” mà vẫn “ăn theo”. Ăn theo đây không hẳn là trực tiếp hưởng được bổng lộc của cơ chế chính thống mà là lợi gián tiếp vì “bình chân như vại” ở đặc quyền (privileges) thuộc về chuyên gia. Chuyên gia thì bao giờ cũng được sử dụng và ưu đãi bởi người cầm quyền (phe tả, phe hữu) vì ta nằm trong phe nghiêng ngã.

Hơn thế nữa, chuyên gia xử dụng kiến thức và đặc quyền để dẫn đặt cái ảo tưởng huyễn hoặc là mình có “sự thật” định hướng suy nghĩ của đám đông quần chúng, và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng nói hộ giùm cho (phó) thường dân. Dĩ nhiên, chuyện mặt bên kia của đồng tiền cũng rất quan trọng:  ai được chọn cho phát biểu phản biện. Sự lựa chọn thiên vị đó không nằm ngoài sức mạnh của đồng tiền và quyền lực của một hệ thống nhập nhằng giữa nhà nước, cơ quan truyền thông, các cơ quan cung cấp ngân quỹ (còn gọi là “Sáng viện” hay “sáng hội” tức foundation), và giới chủ nhân ông.[6] 

Ông Thomas L. Friedman/một nhà bình luận cho tờ báo NY Times—người từng bị lên án nhiều lần khi ủng hộ chiến tranh Iraq và thiên vị Israel trong khi có nhiều lời lẽ miệt thị các dân tộc Ả rập cũng như từng bị chỉ trích bởi những người hàn lâm cánh tả và phe chống tự do thương mại toàn cầu hóa tại Hoa Kỳ—thì vừa rồi cũng đã khéo gác phản xạ lý trí chuyên gia của mình sang một bên để tường thuật lại cuộc cách mạng nhân dân Ai-cập như sau:
Khi dạo lòng vòng [tại quãng trường] ai cũng nghe thấy toàn là những hy vọng bị đè nén, những khát vọng và thất vọng suốt 50 năm qua của người dân Ai Cập. Tôi biết các nhà chuyên gia “thực tế” đang cho rằng tất cả không chóng thì chầy sẽ bị dẹp bỏ. Có thể chúng sẽ bị dẹp tan. Nhưng trong những khoảnh khắc tỏa sáng ngắn ngủi này thì xin hãy quên đi các vị chuyên gia và chỉ cần lắng nghe thôi. Bạn chưa từng nghe được như thế này trước đây đâu. Đó là âm thanh của người dân từng đã quá lâu bị cướp đi và rốt cuộc đã tìm lại được, đằng hắng thử âm giọng và hân hoan cất lên tiếng nói mình.”[7]

Đó là chưa nói đến hai lăng kính khác. Theo thuyết nữ quyền (feminism) (gọi chính xác hơn là nam nữ bình quyền) thì phản biện nặng tính chất “đực rựa” do đó không tạo được hợp quần đoàn kết. Cứ tham gia chơi trò đá gà, đá cá (lăn dưa), hay đấm (đá) bốc Muay Thái thì biết. Ngoài ra, phản biện xuất phát từ “kỹ nghệ triết lý” từ thời Socrates rất xa xưa của nền văn minhTây phương nên luôn luôn trọng lý thiếu tình, và đã gạt bỏ hẳn cảm tính cho vị tha bao dung.

Giới hàn lâm phương Tây từng bị nghẹn họng vì lậm duy lý và loay hoay chưa cách nào thoát nỗi cái cạm bẫy đầy trắc trở của diễn luận “sự chọn lựa hợp lý” (rational choice discourse), nhất là sau khi Descartes đã kiên định sự hiện hữu của ông ta là nhờ “biết dùng cái đầu” (từ ngữ trong bài viết “Không thể bẻ cong…”; còn nguyên văn của Descartes là “I think therefore I am”). Nói như thế không có nghĩa là Chúng tôi phủ nhận cái lý luận/phản biện nhưng cần vạch ra tình/lý của mọi sự việc.

Diễn luận không giúp ích gì được cho cuộc đấu tranh giải phóng giúp bản thân ta và người khác khỏi nạn “nội thực dân[8] trong các xã hội ngổn ngang những bất công và đau khổ.  Sự chọn lựa (mê sảng) duy lý này làm thui chột tâm hồn và nhân cách khi ta buộc chạm trán với tương quan giữa người và người (I- and-thou).[9] Một sự chọn lựa duy lý trong vô thức nhưng tạo tràn đầy phản xạ thèm thuồng ghen tị của đám đông làm ta quên tình tha nhân và gạt bỏ lòng bồ tát, do đó dẫn đến việc coi thường chuyện con người cần vượt qua bản ngã và cái tôi.

Thứ ba, phản biện không tạo được đối thoại. Cứu cánh cho phản biện là phải tiếp tục sản xuất kiến thức theo đơn đặt hàng (ví dụ mong số lượng người nghe và đọc tăng cao) và trọng vị cá nhân hóa. Rất nhiều khi phản biện chuyên chở thành kiến chỉ trích, hay mang khinh ghét, và tạo phê phán ô nhục (do vô thức hay có chủ ý) trong lúc đề cập đến và đánh giá các lập trường của các nhân vật hay lực lượng đối kháng nhau.

Thói (chứng) phản biện mang nặng tính giả thuyết (và nhiều khi thiếu bối cảnh quan) nhưng đội lốt hành xử khéo léo trong chủ quan kiêu hãnh rằng lập luận của mình thì là phải đúng.  Phản biện do đó tiềm ẩn gốc rễ bạo động vì nó dập tắt tương quan đối thoại.  Dĩ nhiên không có tương quan đối thoại thì không thể nào cổ động hô hào cho “hòa hợp hòa giải” hầu chuyển hóa tình cảnh mâu thuẫn bế tắc.

Chúng tôi ghi nhận nhiều viễn quan về đoàn kết và xây dựng trong các bài viết nhưng không may do tính duy lý trong phản biện đã gây phản tác dụng và đưa đến kết cuộc là chỉ sinh ra hàng loạt dây chuyền (phản) phản biện.

Phản biện tự nó không chỉ dừng ở trò chơi cá cuộc của hùng biện diễn luận và những cuộc bút chiến.
Nó còn là biển mê hoặc làm chúng ta chìm đắm nhanh chóng vào sóng đời tranh nhau vài mảnh bánh vụn vơi rãi dưới đất. Từ đó quên bén đi ai đang tỉnh bơ thuổng cả chiếc bánh trên bàn vào túi của họ. Không cần là chuyên gia thì ai cũng biết chuyện gì sẽ tiếp diễn xảy ra khi kẻ “cướp ngày” tiếp tục ung dung nắm giữ quyền lực một cách dễ dàng vì đã thuổng trọn chiếc bánh rồi mà.

© 2011 Vietsoul:21


[2]Nhân dân, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 14/2/2011
[3]Phản biện, Nguyễn Hưng Quốc, VOA, 11/12/2010
[5]Doanh nhân và dân chủ, Việt Hoàng, Thông Luận (số 255), 02/2011
[6]Chứng quên tập thể, VietSoul21, 13/08/2010
[7]Speakers’ Corner on the Nile, Thomas L. Friedman, NY Times, 7/2/2011
[9]I-and-Thou, Martin Buber