Trong cái cơ chế độc quyền lãnh đạo này, chính phủ còn loay hoay chưa biết cơ chế quản lý các tập đoàn kinh tế như thế nào cho ra ngô ra khoai, bài học về sự phá sản Vinashin còn nóng hổi trước dư luận xã hội thì sự lộng quyền trong một số tập đoàn khác cũng có dấu hiệu tương tự như Vinashin mà cụ thể là ở tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam là một điển hình.
Mặc dù qui mô về kinh tế đơn thuần thì số nợ của VNPT có thể chưa lớn bằng Vinashin nhưng về tính chất quan trọng và qui mô hoạt động và tính xã hội thì ở VNPT lớn hơn Vinashin nhiều. Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào ở VNPT thì mức độ ành hưởng sẽ khủng khiếp hơn nhiều.
VNPT là tập đoàn kinh tế lớn, được chính phủ giao quản lý toàn bộ hạ tầng Bưu chính Viễn thông, kinh doanh và khai thác dịch vụ viễn thông chủ yếu trong xã hội. Mặc dù gần đây, với sự mở cửa cạnh tranh, đã có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh lĩnh vực này nhưng VNPT vẫn là doanh nghiệp được ưu đãi và quản lý phần hạ tầng cơ bản nhất phục vụ đối nội, đối ngoại và an ninh thông tin quốc gia.
Với mô hình quản lý như hiện nay, sự lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước ở VNPT cũng đáng báo động. Nhiều doanh nghiệp thuộc VNPT khi cổ phần hóa đã làm thất thoát tài sản nhà nước rất nhiều, đặc biệt việc ra đời nhiều công ty con kiểu công ty cổ phần tương tự như Vinashin đã phổ biến mà hầu hết những công ty này không làm an hiệu quả như công ty tài chính Bưu điện, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện v.v…
Việc gần đây, với sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều đơn vị thuộc VNPT luôn bị thua lỗ. Mặc dù vậy lãnh đạo tập đoàn không quan tâm xử lý mặc dù đã có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo những sai trái, tham nhũng xảy ra ở tập đoàn đã được gửi tới lãnh đạo tập đoàn nhưng xem ra đều bị “chìm xuồng”.
Điển hình là: Vụ thiếu trách nhiệm trong đầu tư thất thoát tài sản ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện (PTIC) hàng trăm tỷ đồng. Một vụ khác là lãnh đạo công ty PTIC làm thất thoát tài sản hàng tỷ đồng phải bồi thường (ông Nguyễn Duy Bắc Việt – TGĐ kiêm chủ tịch HĐQT). Việc giới thiệu đại diện vốn làm kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là sai luật giống như Vinashin nhưng lãnh đạo tập đoàn vấn làm và vẫn bảo vệ mặc dù đã có cảnh báo – cũng vị lãnh đạo này lập hợp đồng khống rút tiền công quĩ nhiều trăm triệu đồng chi tiêu cá nhân đã được tố cáo mà tập đoàn không quan tâm giải quyết mà vẫn tiếp tục giao nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước cho vị cán bộ này; Việc hình thành nhóm lợi ích với sự bao che của ông Vũ Tuấn Hùng Tổng giám đốc tập đoàn VNPT cùng nhóm lãnh đạo tập đoàn đã làm nhiều người dân bức xúc. Sau khi có đoàn thanh tra chính phủ về làm việc năm 2009, chính phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo phải giải quyết và qui rõ trách nhiệm nhưng tập đoàn vẫn làm ngơ. Dư luận trong VNPT đồn đoán rằng ông Vũ Tuấn Hùng tổng giám đốc đang mải mê chạy chọt để kiếm một suất ủy viên trung ương Đảng nhiệm kỳ tới nên đang cần nhiều tiền để xử lý việc chạy chọt và các đơn vị phải gom tiền cho quan trên chạy chức. Việc này không rõ thực hư thế nào nhưng cũng đã làm nhiều cán bộ VNPT hết sức hoang mang. Báo chí cũng đã vào cuộc nhưng không ai quan tâm giải quyết.
Sau Vinashin liệu VNPT có phải là nơi tiếp theo rơi vào nguy kịch? Chúng ta hãy chờ xem thủ tướng lắng nghe ý kiến người dân thế nào và xử lý tham nhũng ở các tập đoàn kinh tế nhà nước thế nào. Chỉ biết tình hình đầu tư dàn trải, quản lý vốn nhà nước lỏng lẻo ở các đơn vị thuộc VNPT đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần đang gây nhiều hoang mang. Xin rung một tiếng chuông báo động.
HS - TS - BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
No comments:
Post a Comment